Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Đồi chè vùng Tân Cương Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thái nguyên - Đệ nhất Danh Trà

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Trà Thái Nguyên - Thơm,Ngon, Đậm đà hương vị việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chè Búp - Đặc sản vùng đất Tân Cương-Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Văn hóa thi Cây Chè Đẹp tại Sứ Trà Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Chè Thái Nguyên hương thơm tỏa mãi


Xưa nay, nói đến trà Việt, người ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Mặc dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đông), nhưng Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã được tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nước.

Rời trung tâm Thành phố Thái nguyên chừng 10 km theo tỉnh lộ Đán - Núi Cốc, du khách sẽ bắt gặp ngay trước mắt ngút ngàn một màu xanh của núi rừng, của những đồi chè đang đơm lộc biếc.
Đất nước ta có nhiều vùng chè ngon, nhưng xưa nay chè Tân Cương-Thái nguyên là ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả.
"Không hẹn trước thế mà bất chợt
 Chè Tân Cương khao khát vô chừng"

 
Đồi chè Tân Cương - Thái Nguyên
Chè Tân Cương có hương thơm tự nhiên, đậm đà bởi vị ngọt chát mà chỉ có đất trời Tân Cương mới tạo nên được. Từ đầu thế kỷ XX, đã thấy ở Thái Nguyên, Hà thành và nhiều tỉnh thành trong cả nước những sản phẩm mang hiệu chè Tân Cương - Chè Thái với hương cốm thơm- vị ngọt thanh tao chỉ có một, đã trở thành nỗi nhớ của những bậc trưởng lão, đã thành món quà thơm thảo tình bạn bè.
Đạo trà - Trà đạo Việt Nam có hay chưa có, nhưng những người quân tử đã uống chè Tân Cương - chè Thái, luôn canh cánh trong lòng những nỗi say mê:
"Thoang thoảng hương cốm bay
Búp xanh non như ngọc
Chè Thái nguyên ngọt giọng
Ấm lòng khách tri âm"

 
Ngày hội chè Thái Nguyên

Thông tin tư vấn:
CÔNG TY TNHH LỘC TÂN CƯƠNG
Mã Số Thuế: 0312393412
Nhà Máy SX : Xóm Nam Hưng, Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

Tại Hà Nội:
Cửa hàng 1: 189 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
(Giờ mở cửa: 8h - 18h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

Tại TP.HCM:
Cửa hàng 2 : Số 589 Hoàng Văn Thụ , Phường 4, Q. Tân Bình, TP HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 21h, từ thứ 2 đến chủ nhật, ngày lễ làm bình thường)

Cửa Hàng 3 : 52A Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 17h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

ĐT Hà Nội   : 024 7301 4747.

ĐT TP.HCM : 028 7300 4747.

HOTLINE    : 0933 862 589.


Email: loctancuong@gmail.com
Website: loctancuong.com 

Người có nhiều bình trà cổ nhất ở Thái Nguyên


Ông Mông Nông Vũ được công nhận là người sở hữu nhiều bình trà cổ nhất Việt Nam. 300 bình trà "siêu độc" ấy thực sự là một kho báu quý giá của xứ trà Thái Nguyên.

Thái Nguyên không chỉ là "thủ phủ" của chè ngon thượng hạng mà còn là nơi quy tụ được những bình trà siêu cổ, siêu độc và siêu đắt.




Hành trình truy tìm kho báu
Ông Mông Nông Vũ nguyên là Giám đốc Trung tâm văn hoá tỉnh Thái Nguyên, tên thật của ông là Vũ Quý Nhân nhưng người dân quen gọi ông là Mông Nông Vũ - đó cũng là nghệ danh của một nghệ sĩ chèo nổi tiếng tỉnh Bắc Thái trước đây. Không chỉ là người khơi gợi và đặt nền móng cho đoàn chèo Bắc Thái, ông còn là con chim đầu đàn, là trưởng đoàn đầy uy tín với những vở chèo để đời.

Sinh ra ở mảnh đất Định Hoá giữa vùng ATK đi vào lịch sử dân tộc, sau ngày đất nước giải phóng, chàng nghệ sĩ trẻ Mông Nông Vũ bắt đầu đi sâu nghiên cứu về trà đạo. Ông tâm sự: "Cũng một phần vì mình là người nghiện trà, từ việc bị nghiện nên mới có cái hứng để tìm tòi sâu sắc văn hoá trà Việt, và việc khởi đầu là đi tìm những bình trà cổ kính qua các thời kỳ lịch sử".

Vậy là mỗi lần dẫn đoàn chèo Bắc Thái đi công diễn ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, ông Mông Nông Vũ đều dành cho mình một khoảng thời gian riêng biệt đến các hộ dân hỏi han cho kỳ được những bình trà lạ mắt. Ông Vũ bảo: "Đi thì mời biết cha ông ta đã để lại quá nhiều kho báu quý. Bình trà cổ thời những năm 1980 còn khá nhiều, có nhà không dùng đến thì vứt ngay ở đống rác hoặc đập bỏ".

Ông Vũ vẫn còn nhớ như in bình trà cổ đầu tiên mà mình có được nhờ một lần đi công diễn ở huyện Võ Nhai. Sau khi vào nhà một người bạn, ông thấy ấm trà cực lạ mắt hình tam giác bị vứt ngoài gốc chuối. Rất may mắn, ông xin được và đem về nghiên cứu. Sau khi đo đạc, thử chất men và tham khảo các tài liệu liên quan, ông đã phải thốt lên sung sướng vì đó là bình trà cực cổ cách ngày nay hàng nghìn năm tuổi. Đó là báu vật đầu tiên mà ông có được.


Ông Mông Nông Vũ bên bộ sưu tập bình trà.

Cũng có lần đi công diễn ở tỉnh Vĩnh Phúc, ông vô tình phát hiện một bình trà làm bằng gốm Bạch Định màu trắng ngọc được đặt trang trọng trên ban thờ. Ông Vũ mạnh dạn hỏi mua, người chủ nhà đồng ý bán, nhưng khi vừa trao tiền thì bà vợ đi chợ về giật lại bình trà vì đó là bảo vật gia truyền. Ông Vũ ngậm ngùi nhưng ngày nào cũng ghé qua chỉ để ngắm nghía chiếc bình. Sau cả tháng trời, bà chủ thấy ông khách lạ mê bình trà mới gạn hỏi. Ông Vũ trả lời thành thật rằng, mua về không phải để bán mà chỉ để nghiên cứu bảo tồn. Bà chủ không chút lưỡng lự, đem xuống tặng ngay cho ông.
Tuy nhiên, cũng có những lần ông Vũ phải bỏ tiền với hàng chục tháng lương mới đủ mua được một bình trà cổ kính. Tiền tích cóp bao nhiêu năm, ông đều "gạ" vợ cho "mượn" rồi lên đường lang thang khắp các tỉnh, thành, ngõ ngách chỉ để mua bình trà cũ, thậm chí nhiều cái đã bị sứt vòi, mẻ nắp.

Nhiều người quen biết Mông Nông Vũ đến nhà chơi thấy nhiều bình trà cũ kỹ được xếp la liệt khắp nhà thì không biết ra làm sao. Có người bảo ông hâm, lại có người nghĩ ông kinh doanh đồ cổ nên giới thiệu khách hàng. Có những bình trà được người lạ trả giá cao tới vài chục triệu đồng nhưng ông không bán.

       Bình Gà Thần đã 800 năm tuổi
Độc - lạ - cổ
Ba mươi năm trời truy tìm bình trà cổ nhưng mãi đến năm 2006 trong Festival trà Đà Lạt, ông Vũ mới chính thức công bố kho báu quý hiếm của mình. Lúc này, cả giới nghiên cứu trà đạo và giới đồ cổ trong và ngoài nước mới “ngã ngửa” vì bộ sưu tập khổng lồ mà một nghệ sĩ chèo như ông Vũ có được.

Ngay lập tức, các chuyên gia trà đạo từ Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu tìm đến ông Vũ với sự kính nể khi nghe ông giảng thuyết trà Việt trong sự tấm tắc kính phục. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng cho lập hồ sơ đối ứng với các ứng viên khắp ba miền nhưng không ai có được bộ sưu tập bình trà với số lượng nhiều - độc - lạ - cổ kính như của ông Vũ.

300 bình trà của ông Vũ với đủ mọi hình dáng kích thước. Có những ấm hình lá sen, hình đèn lồng, hình con vịt với đủ mọi hình thù kỳ quái. Có những ấm là hình người, hình tam giác, hình con gà, lại có những ấm trà quý dành cho vua chúa thời xưa với hình long - ly - quy - phượng có chất men cực chuẩn và bóng.

Ông Vũ bảo: "Đã có chuyên gia định giá 300 cổ vật này với giá hàng chục tỷ đồng nhưng tôi không quy ra tiền. Cổ vật là vô giá, là thứ phản ánh sự sinh động của văn hoá trà Việt qua mấy nghìn năm qua. Mình phải gìn giữ và bảo vệ để Việt Nam được khẳng định vai trò văn hoá với thế giới".


Ấm trà long - ly - quy - phượng cực hiếm.
Bình trà nói nên điều gì?

Ông Mông Nông Vũ trầm tư: "Nhiều người nghĩ bình trà thì chỉ là bình trà mà không biết nó thể hiện cho nền văn hoá nước ta. Nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam không có văn hoá trà là sai. Tôi bảo có, thậm chí là độc đáo. Vì nhìn vào các bình trà cổ, chúng ta thấy được cách chơi và cách uống trà của người xưa".

Ông Vũ đơn cử, bình trà Gà Thần được làm cách đây khoảng 800 năm. Tại sao nắp ấm lại có hình con gà? Bởi nó gắn liền với văn hoá nông nghiệp nước ta. Hơn nữa, người ta vẫn nói "nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm" thì ấm trà càng độc đáo thì càng thể hiện văn hoá trà ở cấp độ cao.


Ấm trà hình người hàng nghìn năm tuổi.
Thậm chí, có nhiều loại ấm trà mà theo ông Vũ người xưa không dùng để pha mà chỉ dùng để biếu tặng và trưng bày. Điều ấy đã phần nào thể hiện văn hoá trà Việt là có thật (trong khi đó nhiều chuyên gia trà trong và ngoài nước không công nhận Việt Nam có văn hoá trà - PV). Nhiều ấm trà ông Vũ tìm thấy không thể dùng pha trà mà người dân dùng để đựng nước mắm hoặc đựng nước.

Tuy nhiên, nhiều cuộc hội thảo và trên các diễn đàn về trà đạo vẫn chưa ngã ngũ. Ông Vũ cho biết, sẽ sớm chứng minh Việt Nam có văn hoá trà - và "vật chứng" cùng những cứ liệu lịch sử không đâu khác, chính là 300 bình trà cổ mà ông đang có trong tay.

"Văn hoá trà nằm trong dòng chảy thời gian của văn hoá dân gian, vì thế hình dáng bình trà thể hiện cho tính cách và giai đoạn lịch sử. Vừa rồi, tôi rất buồn khi một tổ chức làm bình trà bằng chất liệu bê tông cốt thép với kích cỡ lớn rồi mời các chuyên gia tới "chấm điểm" để xác lập kỷ lục. Tôi phản đối quyết liệt vì ai lại làm ấm trà bằng xi măng cốt thép bao giờ. May mắn là các chuyên gia cũng tỉnh táo nếu không thế giới sẽ cười chúng ta".

Ông Mông Nông Vũ

Theo Trần Hòa (Kiến Thức)

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Chè Tân Cương - Thái Nguyên "vừa đẹp vừa ngon"


Khám phá khắp chiều dài của đất nước nơi nào qua mà lòng ta lại chẳng cảm thấy yêu thương vô ngần với từng miền quê, với bao phong vị riêng mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng để rồi tụ hội cho dải đất hình chữ S tỏa ngàn hương sắc chẳng hề tàn phai qua phong ba lịch sử.

Mỗi một địa phương lại có một sản vật riêng không lẫn vào đâu được và là niềm tự hào vô bờ với bao tâm hồn Việt Nam. Đến với miền đất “đồng khởi” Bến Tre ta nghiêng mình dưới những bóng dừa bạt ngàn tươi mát. Hướng lòng mình về đất tổ Hùng Vương ta thấy mọi bộn bề của bể đời giường như tan biến giữa rừng cọ xòe bóng mát như ôm ấp, như trở che mỗi tấc đất linh thiêng với biết bao con người ưu tú. Rừng cọ đó, nay ta không thể không nhắc đến đồi chè, những đồi chè của “Thủ Đô gió ngàn” một thương hiệu chè nổi tiếng được trồng ở mảnh đất Tân Cương Thái Nguyên, nổi danh cả nước và là niềm tự hào của mảnh đất Thái Nguyên với bạn bè trong nước và quốc tế.

Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 13 km về phía tây, Tân Cương là vùng đất bán sơn địa, cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt. Bắt nguồn từ những cánh rừng trên núi, các con suối chảy róc rách men theo những chân đồi chảy về tưới mát cho cả vùng chè Tân Cương. Đến nơi đây, vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ, xanh mướt một màu của những nương chè. Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng thiên nhiên sẽ tươi đẹp hơn bao giờ hết khi khoe mình trong nhan sắc xanh ngời của mùa xuân. Nếu như trên rẻo cao hoa ban, hoa đào trên núi nở trên các lưng đèo, sườn núi khi mùa xuân đến thì miền đất trung du Thái Nguyên lại như nở hoa xuân với những búp chè xanh mơn mởn và căng tròn nhựa sống trải dài vô tận trên đồi, trên nương. Mùa xuân ghé qua mang theo cái ấm áp đủ để ta thấy khoan khoái, dễ chịu khi vừa trải qua cái giá lạnh thấu xương da của ngày đông miền bắc. Những cơn mưa phùn lất phất bay đã tưới mát lên những nương chè khô hạn suốt một mùa đông dài. Những búp chè xanh non như cố vươn mình ra để đón lấy những hạt mưa xuân quý giá, đó chính là bước chuẩn bị tốt nhất cho sự sinh trưởng trước khi vào vụ thu hoạch đầu tiên của năm – vụ xuân. Thế là cả nương chè đã uống đầy tinh túy của đất trời, đã đạt đến độ phát triển chín nhất để người dân có một vụ chè bội thu. Hòa mình trong sương sớm mùa xuân, được thả tầm mắt chiêm ngưỡng tấm thảm xanh mướt dệt lên từ những chiếc “bát úp” xếp hàng thẳng tắp. Mưa xuân lất phất bay đọng lại long lanh trên những búp chè mỡ màng như muốn ướp thêm cho vị trà thêm đậm đà.


Hương vị chè xanh cũng như nói lên nỗi niềm của biết bao con người đã dày công vun đắp lên những nương chè là niềm tự hào của cảnh sắc tự nhiên, là niềm tự hào của mỗi vùng đất hay là của cả một Dân tộc. Vị trà xanh chát và đắng đặc trưng như được thấm trong đó những giọt mồ hôi,những giọt nước mắt của người dân xứ trà tự bao đời, những người đã làm nên thương hiệu không thể mờ nhạt trong tiềm thức của người dân đất việt, trong lòng của bạn bè Quốc tế. Ai mà không biết đến : “Chè Thái, gái Tuyên”.....Sắc xuân về trên những nương chè làm nên bao ấn tượng thật khó phai dấu về cảnh sắc,về con người và nhất là luôn mang đến niềm hân hoan và tự hào khó tả trong mỗi trái tim con người Thái Nguyên.

Sưu tầm và biên soạn: loctancuong.blogpost.com
Thông tin tư vấn:
CÔNG TY TNHH LỘC TÂN CƯƠNG
Mã Số Thuế: 0312393412
Nhà Máy SX : Xóm Nam Hưng, Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

Tại Hà Nội:
Cửa hàng 1: 189 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
(Giờ mở cửa: 8h - 18h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

Tại TP.HCM:
Cửa hàng 2 : Số 589 Hoàng Văn Thụ , Phường 4, Q. Tân Bình, TP HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 21h, từ thứ 2 đến chủ nhật, ngày lễ làm bình thường)

Cửa Hàng 3 : 52A Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 17h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

ĐT Hà Nội   : 024 7301 4747.

ĐT TP.HCM : 028 7300 4747.

HOTLINE    : 0933 862 589.


Email: loctancuong@gmail.com
Website: loctancuong.com 

Trà đạo Trung Hoa

Trà đạo Trung Hoa

Uống trà thời Trung Hoa cổ đại cũng giống như tu luyện, nó là một nghệ thuật và là cách để thưởng thức cuộc sống. Có nhiều loại trà: trà xanh, trà đen, trắng và trà thảo. Các mùa khác nhau sẽ có loại trà khác nhau.

Người ta nói rằng có bảy điều mà người dân Trung Hoa quan tâm trong cuộc sống hàng ngày của họ, đó là củi, gạo, dầu, muối, xì dầu, dấm và trà. Mặc dù trà được liệt kê ở cuối cùng của danh sách tuy nhiên nó vẫn có một lịch sử và ý nghĩa văn hóa quan trọng ở Trung Hoa.

Trung Hoa là nguồn gốc của trà và văn hóa trà, và trà gắn liền với đất nước Trung Hoa qua hơn 5000 năm. Mời khách một tách trà là một truyền thống tốt đẹp của Trung Hoa, người dân Trung Hoa từ lâu đã có truyền thống thưởng thức một tách trà sau bữa ăn hoặc dùng trà với thức ăn. Nó giống như cà phê đối với người phương Tây.

Theo truyền thuyết Trung Hoa, trà được phát hiện khi Thần Nông, một trong 3 vị hoàng đế xa xưa, được biết dến như người dược sỹ Trung Hoa đầu tiên, lang thang khắp nơi để tìm kiếm ra các loại thảo dược. Thần Nông có cái bụng trong suốt như pha lê. Bất cứ thứ gì ông ăn, ông đều có thể nhìn thấy nó rất rõ ràng thông qua cái bụng trong suốt của mình.

Một ngày nọ Thần Nông phát hiện một loại cây có lá màu xanh lá cây và hoa màu trắng, ông đã ăn lá của nó. Đột nhiên, ông nhận thấy cái gì lạ xảy ra trong dạ dày của mình – những chiếc lá không chỉ di chuyển xung quanh và làm sạch tất cả các thức ăn, mà chúng còn để lại hương thơm trong miệng và cảm giác tươi mát. Từ đó, Thần Nông sử dụng lá để trung hòa các loại cây thuốc độc khi ông làm thử nghiệm. Ông đã vô cùng hạnh phúc khi khám phá tác dụng giải độc của lá. Ông tin rằng sự phát hiện ra trà, thứ mà ông đặt tên là “cha”, được ban cho ông bởi các chư Thần bởi sự cảm kích của họ đối với lòng tốt và sự cố gắng tìm kiếm dược liệu để trị bệnh cho người dân trong lúc ông tuổi già như vậy.

Từ uống trà đến nếm trà
Tiệc trà ở Trung Hoa
Sau khi trà được phát hiện, nó đã đi qua nhiều giai đoạn phát triển. Ngày nay, những lá chè được pha với nước sôi làm thành trà. Vào thời cổ đại, trà đã được sử dụng như một loại thuốc. Trước đó, người ta chặt nhánh từ cây trà hoang dã, tuốt bỏ các lá ra khỏi chốt cây, luộc chúng và sau đó uống nước. Cái này được gọi là “cháo trà” hay “trà đắng”, vì trà làm theo cách này là rất đắng.

Vào thời nhà Tần và Hán, con người đã phát triển phương pháp mới để chuẩn bị và sử dụng trà. Thay vì nấu lá chè tươi, họ ráng các “bánh trà”, sau đó xay chúng thành bột. Nước đun sôi được thêm vào để pha trà. Họ trộn gừng, hành tây và cam vào nó và gọi nó là “bánh trà nướng (rang)”.

Văn hóa trà trở nên phổ biến vào thời nhà Đường. Dần dần, “nếm trà” trở thành “uống trà”. Tiệc trà được phổ biến ở cung điện hoàng gia, trong các đền thờ và giữa các học giả.

Không gian tại một bữa tiệc trà thường trang trọng và thanh lịch, và tuân theo nhữngquy định chặt chẽ các nghi thức. Trà được phục vụ phải có chất lượng cao và nước phải được lấy từ những con suối nổi tiếng. Trà được sử dụng cũng phải quý, hiếm có và chất lượng.

Tiệc trà thường bắt đầu với người có nhiệm vụ pha trà, hoặc giám sát việc pha trà, để thể hiện được sự tôn trọng khách. Tiếp theo là dâng trà, tiếp trà, ngửi trà, thưởng thức màu sắc của trà và nếm trà. Sau ba vòng, mọi người sẽ bắt đầu bình luận về trà, khen ngợi phẩm chất đạo đức tốt đẹp của chủ nhà, thưởng thức phong cảnh và đàm đạo hay viết văn hoặc làm thơ.

Trà đạo
Đến thời nhà Minh, người ta đổ nước trực tiếp vào ấm trà hay một tách trà có những lá trà rời rạc trong đó, làm trà uống đơn giản và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, hầu hết đơn giản chỉ uống trà hơn là nếm trà.

Có một người đàn ông tên là Lục Vũ trong thời nhà Đường, sau nhiều năm quan sát và nghiên cứu, ông ta đã viết một cuốn sách mang tên “Trà Kinh”. Cuốn sách tóm tắt một tập các phương pháp, từ trồng chè và hái chè để pha trà và nếm trà. Nó cũng mô tả ý nghĩa văn hóa sâu sắc của nghệ thuật trà, và tạo nên hình dáng đầu tiên của trà đạo. Người đời sau gọi Lục Vũ là ‘’Ông Tổ của trà’’.

Văn hóa trà phản ánh đặc điểm của văn hóa truyền thống phương Đông – sự kết hợp của “trà” và “Đạo”. Thời Trung Hoa cổ xưa, Đạo hiện diện trong tất cả các ngành nghề, và mọi người cũng quan tâm đến việc theo Đạo. Vì vậy, cũng có Đạo trong việc nếm trà.

Trà Đạo cụ thể là “hài hòa, tĩnh lặng, mãn nguyện và trung thực”, và xem “tĩnh lặng” là một cách thức để đạt đến trạng thái vô ngã. Sự yên lặng trong trà Đạo Trung Hoa là nói đến sự tĩnh lặng trong các cảnh giới tâm linh, cùng với sự yên lặng hay thanh thản bên ngoài. Miễn là duy trì sự yên tĩnh bên trong tâm hồn, ta vẫn có thể thưởng thức những câu chuyện, vui cười, và thưởng thức âm nhạc.

Văn hóa trà là một loại “văn hoá trung gian”, nơi mà trà có chức năng làm vật mang để truyền tải và tiếp tục tinh thần của văn hoá truyền thống của Trung Hoa. Giống như Lưu Trinh Lượng đời nhà Đường nói về 10 đức hạnh trong uống trà: “Trà mang theo đạo và trà có thể tinh luyện ý chí con người”.
(Theo Secretchina)
Thông tin tư vấn:
CÔNG TY TNHH LỘC TÂN CƯƠNG
Mã Số Thuế: 0312393412
Nhà Máy SX : Xóm Nam Hưng, Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

Tại Hà Nội:
Cửa hàng 1: 189 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
(Giờ mở cửa: 8h - 18h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

Tại TP.HCM:
Cửa hàng 2 : Số 589 Hoàng Văn Thụ , Phường 4, Q. Tân Bình, TP HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 21h, từ thứ 2 đến chủ nhật, ngày lễ làm bình thường)

Cửa Hàng 3 : 52A Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 17h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

ĐT Hà Nội   : 024 7301 4747.

ĐT TP.HCM : 028 7300 4747.

HOTLINE    : 0933 862 589.


Email: loctancuong@gmail.com
Website: loctancuong.com 

Văn hóa thưởng trà Nhật Bản


Tạo nên được một vẻ đẹp đặc trưng không giống với bất cứ thói quen thưởng trà của các quốc gia khác trên thế giới, có lẽ bởi người Nhật có một quan niệm về ý nghĩa, tác dụng việc uống trà, cách thức pha trà cũng như thưởng trà… rất khác biệt và tuân thủ những quy tắc chặt chẽ.
Việc thưởng trà của người dân đất nước mặt trời mọc thể hiện hài hòa nét thẩm mỹ và tính triết học qua 4 yếu tố: wa - sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei - sự tôn kính (đối với người khác), sei - sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku - sự yên tĩnh.

Với người Nhật, thưởng thức hương vị từng ngụm trà được coi là một hình thức giải trí. Đặc biệt, trong một không gian phù hợp, tĩnh lặng, khi đó người thưởng trà mới đạt được sự thư thái trong tâm hồn, sự thư giãn tinh thần và gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.

Uống trà mang đầy đủ những nét đặc trưng của văn hóa cũng như con người Nhật Bản. Việc thưởng trà không chỉ thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực Nhật Bản mà còn thể hiện những triết lý, nhân sinh quan sâu sắc về cuộc sống. Không chỉ đơn thuần là việc thưởng trà, là ngon hay không ngon mà qua những chén trà đó, chúng ta thấy được tấm lòng giữa người với người trong cuộc sống, thể hiện tính giáo dục, nhân văn cao đẹp.

Vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn người thưởng trà cũng như tính giáo dục được thể hiện rõ nhất trong việc pha trà, rót trà, mời trà và cuối cùng là thưởng trà.

Cầu kì, khó tính từ việc pha trà…
 Dụng cụ pha trà của người Nhật Bản rất đa dạng, phong phú. Người pha trà cũng không chỉ đơn thuần thực hiện những thao tác bình thường mà gửi vào đó cả tấm chân tình của mình với khách quý. Nước dùng để pha trà cũng phải tuân theo những quy tác nghiêm ngặt nhất định. Nếu người Việt Nam có thói quen dùng nước sôi 100 độ để pha trà thì người Nhật lại hoàn toàn khác. Người Nhật có thói quen đựng nước pha trà trong một bình thủy tinh hay ấm kim khí và nước dùng nước khoảng 80 - 90 độ để pha trà. Người Nhật cho rằng trà được pha bằng thứ nước ở nhiệt độ đó trông mới đẹp mắt và giữ được hương trà đặc trưng, nguyên chất.

Ngoài ra, văn hóa trà Nhật Bản còn thể hiện những nét đẹp đặc trưng ở sự tinh tế trong tâm hồn người pha trà. Họ biết rõ ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà tùy thuộc vào dung tích của loại tách dùng để thưởng trà cũng như số lượng tách trà được rót. Họ quan niệm, nếu đổ luôn một lần nước vào đầy bình thì lượng nước không uống hết còn sót lại sẽ làm giảm độ thơm ngon của lần uống trà kế tiếp. Như vậy nhiệt độ không còn đúng quy định làm mất đi màu sắc, tính thẩm mỹ của tách trà. Người Việt hiện nay cũng chịu ảnh hưởng văn hóa trà Nhật Bản nên cũng để ý đến số lượng người uống để ước lượng lượng nước, tuy nhiên vẫn không có “đủ” sự khắt khe, nghiêm ngặt như người Nhật.

Người Nhật cho rằng nước pha trà lần đầu tiên được coi là đậm đà nhất, vị ngon của trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Nước thứ hai sẽ có hương vị khác nhờ nhiệt độ nóng của lần pha này, nước trà mất đi khá nhiều vị đặc biệt của trà nhưng lại có mùi rất thơm bốc lên, kích thích vào khứu giác. Hai lần nước pha trà này được coi là quan trọng nhất và có hương vị độc đáo nhất trong việc thưởng trà của Nhật Bản.

rót trà...
Không như người Việt là rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp, người dân xứ sở hoa anh đào xếp tất cả các tách của khách và rót lần lượt đủ một vòng, sau đó rót một lần nữa và tách trà được rót đầu tiên của lần thứ hai chính là tách trà cuối cùng của lần rót đầu tiên. Người Nhật cho rằng với cách rót đó sẽ không tạo nên sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách. Sau khi rót đều như vậy cho tất cả các tách thì mới đưa mời khách.


mời trà...
Cách thức mời trà của người Nhật rất độc đáo. Khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Trà Nhật Bản không uống nhâm nhi từng tí một, người Nhật uống thành ngụm lớn để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về.




… đến thưởng trà
Người Nhật thường ăn một vài loại bánh ngọt trước khi uống trà để làm gia tăng hương vị. Chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân)...

Không chỉ đơn thuần là việc uống trà, thói quen thưởng trà của mỗi dân tộc chứa đựng trong đó cả những quan niệm, văn hóa… Qua việc uống trà của người Nhật cũng hiểu được phần nào vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn người Nhật cũng như triết lý về cuộc sống, hướng con người đến vẻ đẹp, tính nhân văn cao cả…
Sưu tầm và biên soạn: loctancuong.blogpost.com

[Chè Thái Nguyên]- Trà cho Sức Khỏe


Mai sớm một tuần trà.

Canh khuya dăm chén rượu.

Mỗi ngày mỗi được thế,

Thày thuốc xa nhà ta.


(Nguyễn Tuân 1962, tr.203)


Từ ngàn xưa, đạo học Đông phương chú trọng nhiều đến sự di dưỡng tinh thần. Từ nhiều thế kỷ, cổ nhân Đông phương đã biết đến ích lợi dưỡng sinh trong sinh hoạt uống trà hàng ngày. Một buổi pha trà đúng mức là cả một nghệ thuật. Nó đòi hỏi một sự tập trung tinh thần cao độ của kẻ pha trà. Nhất nhất mọi động tác đều phải nghiêm túc và kịp lúc. Cứ mỗi buổi sáng sớm, kẻ pha trà có dịp quẳng hết mọi ưu phiền trong cuộc sống, chăm chú vào một việc làm khiêm tốn, cẩn trọng đến độ gần như một thứ nghi lễ. Qua đó, hoạt động của các giác quan và trực giác được sử dụng một cách tối đa. Tâm thức của kẻ pha trà trong lúc ấy chỉ chuyên chú vào những gì đang xảy ra trước mắt; quá khứ và tương lai không có dịp làm bận tâm kẻ pha trà. Việc làm chăm chú này, mặc dù ngắn ngủi, lại không khác xa gì mấy với cứu cánh trong sự tu tập của Thiền tông, và chủ trương 'Nhất niệm- vạn niên' của Tịnh Độ tông. Tất cả đều nhằm đạt đến cái tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Học giả Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang) cho chúng ta thấy rõ được điều này, qua sự mô tả cách thức pha và uống trà Tàu kiểu các tỉnh miền Bắc Trung Hoa:

    Thông thường hỏa lò được đặt trước cửa sổ, với than Tàu cứng chắc, cháy đỏ. Cảm nhận được tầm mức quan trọng của việc pha trà, chủ nhà vừa quạt lò, vừa chăm chú xem xét hơi nước bốc lên từ ấm đun. Khi bày biện xong một ấm trà nhỏ và bốn chén bé xinh xắn lên khay, ông dời hộp đựng trà gần phía khay để kịp lấy trà ra khi nước sôi sẵn sàng. Tuy tiếp chuyện với khách, ông không xao lãng việc pha trà của mình. Lúc ấm đun bắt đầu tạo ra tiếng, ông quạt than Tàu dồn dập hơn. Có lúc ông ngừng quạt, mở nắp ấm đun để quan sát những tăm nước nhỏ li ti xuất hiện ở đáy của ấm đun nước, rồi đậy nắp lại. Người sành điệu gọi những tăm nước sôi này là 'ngư nhãn' và 'giải nhãn'. Đây là thời điểm 'sôi nước đầu tiên'. Sau đó, ông chăm chú lắng nghe tiếng reo của nước với cường độ tăng dần cho đến khi tiếng sủi nước phát ra. Trong giai đoạn này, những tăm nước nhỏ xuất hiện chi chít trên vách của ấm đun. Đây là thời điểm 'sôi nước thứ nhì'. Kế tiếp, ông cẩn thận quan sát hơi nước sôi thoát ra từ vòi của ấm đun. Một vài giây khắc trước khi nước đạt độ sôi sùng sục của thời điểm 'thứ ba', ông nhắc ấm đun ra, rót vào bên trong lẫn bên ngoài của ấm trà để làm ấm trà nóng đều, và ngay lập tức, ông cho một lượng trà khô vào ấm. Nước trà loại này, tương tự như cách uống trà 'Thiết Quan Âm' kiểu người tỉnh Phước Kiến, thường rất đặc. Tuy ấm trà nhỏ đến độ không đủ rót đầy cho bốn tách trung bình, lại chứa đến một phần ba lá trà khô. Chính vì lượng trà nhiều như vậy nên khi nước trà được rót ra phải uống ngay lập tức. Lúc mọi người uống xong, ông lại châm nước tinh khiết vào ấm đun, đặt lên hỏa lò để pha bình trà thứ nhì. Theo sự nhận xét chuyên môn, bình trà thứ nhì được xem như ngon nhất. Nếu bình trà thứ nhất được so sánh như thiếu nữ tuổi mười ba, thì bình trà thứ nhì được xem như thiếu nữ mặn mà của tuổi mười sáu, và ấm thứ ba được ví như đàn bà (Lin Yutang 1939, tr.232-233).

Thú uống trà xưa
     Căn cứ vào sự diễn tả trên, một buổi uống trà  được xem như một sinh hoạt cả tay lẫn tâm trí. Theo quan niệm 'Trà nô, tửu tướng' của các nhà Nho, mỗi khi có khách đến chơi, pha trà là một đặc quyền dành cho chủ nhà. Qua đó, chủ nhà có dịp thể hiện sự hiểu biết về nghệ thuật pha trà và kín đáo hơn, cho khách thấy tâm hồn chuộng sự thanh tao của mình. Nguyễn Tuân (1962) còn cho rằng: „Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế thì mất hết cả thành kính“ (tr.201). Thú uống trà vì vậy khác hẳn với thú uống rượu, khi việc rót rượu lại dành cho người khác. Ngoại trừ việc uống rượu vào buổi tối cho lưu thông các huyết mạch trước khi ngủ, thú uống rượu chú trọng về sự vui nhộn trong khi thú uống trà chủ về sự yên tịnh, lắng đọng tinh thần.

Lâm Ngữ Đường đề nghị thời điểm lý tưởng để uống trà khi nào người ta rảnh rang công việc; khi con cái đi học; khi buổi tiệc tàn và khách đã về; lúc có dịp chuyện trò thâu đêm với bạn cũ; trong ngày mưa nhẹ, hoặc ngày có gió hiu hiu; trong nhà nghỉ mát hướng về hồ sen trong một ngày Hè; trong rừng dưới gốc bụi tre cao vút, hoặc nơi đình chùa ẩn dật, ngay cả lúc tâm tư người ta bị khuấy động hoặc mệt mỏi sau khi đọc thơ văn. Tác giả khuyến cáo không nên uống trà trong những hoàn cảnh bị chia trí như tại nơi làm việc; khi xem một vở tuồng; lúc mở một lá thư; trong lúc mưa lớn hoặc tuyết rơi; trong một buổi tiệc rượu đông người và trong những ngày bận rộn. Ngoài ra, người uống nên tránh trẻ con khóc, gia nhân cọc cằn, cãi vã và người nóng tính. Những nơi nên tránh cho việc uống trà như nhà bếp, phòng ẩm thấp, nóng bức và đường xá ồn ào. Những vật dụng không nên sử dụng trong việc pha trà như nước không tinh khiết, thìa và ấm đun bằng đồng thau, khăn lau không sạch và than Tầu xốp (Lin Yutang 1939, tr.235-236).

     Những điều nên và không nên kể trên có một ích lợi dưỡng sinh lớn lao cho người uống trà. Công phu trong việc uống trà đòi hỏi người xưa tìm đến những nơi yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, hoặc người có thể gây xáo động tinh thần. Trà còn có tác dụng giúp người uống di dưỡng tinh thần sau những lúc đầu óc dao động với xúc cảm mạnh. Bên cạnh việc uống trà lúc sáng sớm, Nguyễn Tuân (1962) cho biết, các nhà Nho còn ngâm thơ lúc mới tỉnh giấc, khi vạn vật còn yên lặng, như một cách vận động thần khí kỳ diệu nhất cho lối sống nội tâm (tr.203). Ngoài những ích lợi về y học, các điều kiện lý tưởng cần thiết kể trên trong việc uống trà giúp thân và tâm người uống trà luôn an lạc. Đây chính là bí quyết dưỡng sinh của người Đông phương xưa.