Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Đồi chè vùng Tân Cương Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thái nguyên - Đệ nhất Danh Trà

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Trà Thái Nguyên - Thơm,Ngon, Đậm đà hương vị việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chè Búp - Đặc sản vùng đất Tân Cương-Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Văn hóa thi Cây Chè Đẹp tại Sứ Trà Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa trà Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa trà Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

[Chè Thái Nguyên] - Thế nào là Chè Thái, gái Tuyên?


     “Chè Thái, gái Tuyên”, đó là câu cửa miệng của nhiều người khi nói về hai vùng đất của trung du miền núi phía Bắc. Chè ngon phải kể đến chè Thái Nguyên, còn con gái đẹp, dịu dàng thì phải kể đến con gái Tuyên Quang, hẳn rằng câu nói đó không quá đề cao nét độc đáo của hai vùng đất, nhưng ẩn dấu trong đó những điều hoàn toàn khiến cho người ta tin tưởng.
     
     Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự đến lạ kì!

      Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống nước chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.

      Hiện nay, trong các tài liệu lưu trữ không cho phép ta tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về cách uống trà, uống chè và thưởng thức những cái tuyệt vời từ một thú vui tao nhã, chỉ thông qua một vài ghi chép của một số người mà thôi.

     Riêng chuyện uống trà thời nhà Lê đã có những trang sách khá hay viết về thói quen này. Đó là những trang viết của Phạm Đình Hổ (1758 – 1839) trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút” ( Tùy bút viết trong mưa):” Ta sinh trưởng đương lúc thịnh thời Cảnh hưng, trong nước vô sự, các nhà quý tộc, các bậc công thần, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một bộ ấm chén phí tổn đến vài mươi lạng bạc…thường có nhiều người đến chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan này đến chục khác để mua lấy chè ngon. Lúc ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cuộc với nhau xem chè đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ. Kẻ thì ưa thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên, mua cho được chè ngon, bày khay chén ra uống thử. Thậm chí có kẻ đặt tiền ra mua sẵn cho được hiệu chè Chính Sơn, gửi tàu buôn đặt cho được kiểu ấm chén mới lạ, cách hiếu thượng đến thế là cùng cực. 

   Song cái thú uống chè Tàu có phải ở chỗ đó đâu? Chè tàu thú vị ở chỗ tính nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm chè Tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục. Ấy, người xưa chuộng uống chè tàu là vì vậy. Từ các đời gần đây trở xuống, thưởng thức chè Tàu ngày càng tinh, vị chè nào khác, cách chế nào thì ngon, đều phân biệt kĩ lắm. Lò, siêu, ấm, chén, lại chế ra nhiều kiểu thích dụng. Song chế ra nhiều thứ chè, kẻ thức giả cũng cho làm phiền lắm, còn như nếm chè trong đám ruồi nhặng, bầy ấm chè ở cửa chợ bụi lầm, lúc ồn ào đinh óc, vơ vẩn rộn lòng, thì dẫu ấm cổ đẹp đẽ, chè ngon ngát lừng, ta chẳng biết uống chè như thế có tác dụng gì không?”

Đồi chè Tân Cương- Thái Nguyên
       Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy.  Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, con Sông Công…song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.
        Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác của đất nước, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè truyền thống của tỉnh. Sản phẩm chè của quê hương được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài, được những người sành chè và nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Để có được điều hạnh phúc và tự hào đó, Chè Thái Nguyên đã thực sự tự mình làm cho mình “đứng” được trong lòng người tiêu dùng. Điều đặc biệt là khi các loại chè được nhập khẩu từ nước ngoài về đây trồng như Bát tiên, Ô long… sau một thời gian dần dần bị “nội hóa”, trở thành chè Tân Cương “chè Thái Nguyên”. Sở dĩ ở Tân cương có những loại chè ngon cũng bởi một phần chất đất ở đây được trời phú cho tươi tốt và có “duyên” với cây chè. Cũng chả vì thế mà mỗi khi người ta nhắc đến hai chữ Thái Nguyên, đâu chỉ là vùng đất gang thép, đâu chỉ là một thành phố công nghiệp, mà còn được biết đến một sản phẩm không có vùng đất nào của Tổ quốc có được, đó chình là “chè xanh”. Khi vỡ lẽ, du khách mới “à” lên một tiếng! “Có chè nữa”
Chè Thái Nguyên
       Một cân chè Thái Nguyên ngon phải là một cân chè khi sao không cháy, đều lửa không có mùi khét, các cánh chè khi sao đều đặn không nát vụn mà cuộn tròn với nhau, màu của chè ngon thường là màu mốc cau, dáng hình ngọn chè thành phẩm là hình móc câu. Khi trồng chè người ta không được trồng cạnh xoan vì nó làm mất đi vị của cây chè. Bên cạnh đó là khi nhai thử, nhả bã thấy chè xanh như khi sao, khi uống, ngậm lâu trong cổ họng thấy ngọt dần của vị chè chứ không phải là ngọt của mì chính pha lẫn trong đó để đánh lừa cảm giác. Cách pha chè cũng phải hết sức sành sỏi, phải chọn ấm thích hợp, tráng ấm và nhiều thủ thuật khác mà có lẽ chỉ có những bậc cao nhân mới hiểu hết được. Mở gói chè, mùi hương có thể bay khắp gian phòng làm ngây ngất ngay từ khi chưa uống. Vì vậy, một cân chè Thái Nguyên ngon luôn được người uống chon lựa rất kĩ càng. Khi chế biến chè cũng phải hết sức cẩn thận trong việc hái, sao và sản phẩm cuối cùng đến với người uống là bằng mồ hôi và công sức của bao ngày.

       Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, chè Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Và khi du khách đến thăm Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì. Do đó, chúng ta thấy “trà đạo” của Nhật Bản là một trong những nghi thức văn hóa mang đậm phong cách phương Đông. Chỉ có trong cách uống chè ta mới thấy được những điều đó. 
Thưởng thức chè Thái ngày xưa

       Và có một câu chuyện kể về một tài năng xuất chúng trong lĩnh vực “ giám định hương vị trà”, do nhà văn Nguyễn Tuân kể lại, một tài năng mà ít ai trong số những người quen với trà túi Lipton hay Dimad – “trà của thế hệ mới”, có thể tưởng tượng nổi. “Ngày xưa, có một người ăn mày cổ quái. Làm cái nghề khất cái là phải cầm bằng rằng mình không dám coi ai là thường nữa; thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào xin ăn. Có một lần, hắn gõ gậy vào nhà kía, giữa lúc chủ nhà và một vài quý khách đang dùng bữa trà sớm. Mọi người thấy hắn mon men lên thềm, và ngồi thu mình ở chân cột một cách ngoan ngoãn, mọi người không nói gì cả, để xem hắn định giở trò gì. Hắn chả làm gì cả, chỉ nhìn mọi người đang khoan khoái uống trà. Hắn đánh hơi mũi, và cũng tỏ vẻ khoan khoái khi hít được nhiều hương trà nóng tản bay trong phòng. Thấy mặt mũi người ăn mày đã đứng tuổi không đến nỗi bẩn thỉu quá, chủ nhân bèn hỏi hắn xin cơm canh, hay là hơn nữa, hắn lại muốn đòi xôi gấc, như kiểu người trong phương ngôn. Hắn gãi tai, tiến lại gần, tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho “uống trà tàu với!”. 

        Mọi người tưởng hắn dở người. Nhưng tại sao không lỡ đuổi hắn ra mà còn gọi hắn lại phía bàn và cho hắn nhận lấy chén trà nóng. Hắn rụt rè xin lỗi và ngỏ ý muốn được uống nguyên một chén trà nóng kia. Hắn nói xong, giở cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái ấm đất độc ẩm. Thấy cũng vui vui và là lạ, mọi người lại đưa cho hắn mượn cả khay trà và phát than tàu cho hắn đủ quạt một ấm nước sôi, thử xem hắn định đùa đến mức nào mới chịu thôi. Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi bắt chân chữ ngũ, tráng ấm chén, chuyên trà từ chén tống sang chén quân trong xinh đáo để. Lúc này không ai dám bảo hắn là ăn mày, mặc dầu quần áo hắn rách như tổ đỉa. Uống một chén trà thứ nhất xong, uống đến chén thứ nhì, bỗng hắn nheo nheo mắt lại, chép môi đứng dậy, chắp tay vào nhau và thưa với chủ nhà:”Là thân phận kẻ ăn mày như tôi được các ngài cao quý rủ lòng thương xuống, thực kẻ ti tiện này không có điều gì dám kêu ca lên nữa. Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài có lẫn mùi trấu ở trong. Cho nên bề dưới chưa lấy gì làm khoái hạt lắm”. Hắn tráng ấm chè, lau khay hoàn lại nhà chủ. Lau xong cái ấm độc ẩm của hắn, hắn thổi cái vòi ấm kĩ lưỡng cất vào bị, rồi xách nón, vái chủ nhân và quan khách, cắp cái gậy tập tễnh lên đường, mọi người cho là một người điên không ai để ý đến. Nhưng buổi chiều hôm ấy, cả nhà đều lấy làm kinh sợ người ăn mày vì, ở lọ trà đánh đổ vung vãi ở mặt bàn, chủ nhân đã lượm ra đến mươi mảnh trấu.”

       Hẳn câu chuyện đã để lại cho bạn và tôi nhiều suy ngẫm và thêm hiểu biết hơn về cách uống chè của các bậc cao nhân. Đó có thể là câu chuyện của những “Vang bóng một thời” nhưng đâu đó ta vẫn gặp những chén nước chè nghi ngút khói và làm ấm lòng người uống. Những nét đẹp của cuộc sống bắt nguồn từ chính cuộc sống, bởi cuộc sống là mạch nguồn trong trẻo nhất cho văn hóa tồn tại và phát triển. Chè Thái Nguyên, bản thân nó đã là văn hóa bởi đó là sản phẩm của con người, thông qua nét đẹp của cách uống, cách pha chế, cách làm ra một cân chè đã làm cho nó trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

   Bước chân lên mỗi vùng miền của đất nước là mỗi cảm nhận khác nhau trong bức tranh tươi đẹp chung của Tổ quốc. Chậm rãi, khoan thai, thong thả đi dạo trên những cánh đồng chè, những đồi chè của Thái Nguyên ngút tầm mắt, bạn sẽ cảm thấy lâng lâng và như hít sâu vào lồng ngực mình một thứ cảm giác chỉ có được ở nơi đây mà thôi. Trồng chè, chế biến chè, sao chè và đảm bảo chất lượng qua thời gian là cả một quá trình nghệ thuật. Quá trình ấy là một nét đẹp cần được bảo tồn và lưu giữ cho con cháu muôn đời. Nhưng song song với đó là việc làm cho chè Thái Nguyên trở thành một thương hiệu để có thể cạnh tranh trên thị trường là điều vô cùng cần thiết.

      Mỗi khi Tết đến xuân về, ngồi bên ấm chè xanh nóng trong không khí ấm cúng của ngày mồng 1, mọi người đều cảm thấy sức xuân đang đâm chồi nảy lộc như chính những mầm chè xanh đang vươn lên nhìn cánh én. Và trong cái không khí nóng bức của mùa hè, những giây phút thư giãn bên chén trà thực là những giây phút thư thái.

Thông tin tư vấn:

CÔNG TY TNHH LỘC TÂN CƯƠNG
Mã Số Thuế: 0312393412
Nhà Máy SX : Xóm Nam Hưng, Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

Tại Hà Nội:
Cửa hàng 1: 189 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
(Giờ mở cửa: 8h - 18h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

Tại TP.HCM:
Cửa hàng 2 : Số 589 Hoàng Văn Thụ , Phường 4, Q. Tân Bình, TP HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 21h, từ thứ 2 đến chủ nhật, ngày lễ làm bình thường)

Cửa Hàng 3 : 52A Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 17h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

ĐT Hà Nội   : 024 7301 4747.

ĐT TP.HCM : 028 7300 4747.

HOTLINE    : 0933 862 589.


Email: loctancuong@gmail.com
Website: loctancuong.com 

Chè Thái Nguyên - Lễ hội văn hóa Trà


     Lễ hội Văn hóa Trà diễn ra tại trung tâm Khu du lịch Hồ Núi Cốc, chương trình giao lưu văn hóa trà đã phần nào lôi cuốn du khách bởi không gian huyền thoại giữa vùng đất của truyền thuyết nàng Công, chàng Cốc.
Lễ hội văn hóa chè Thái Nguyên tại Hồ Núi Cốc
        Tại Lễ hội Văn hóa trà này, Ban Tổ chức lần đầu tiên trình diễn phần Lễ với hai nghi lễ chính thể hiện sự tôn kính với những thế hệ đi trước đã có công xây dựng và phát triển các vùng chè cũng như văn hóa chè Thái Nguyên. Đó là nghi lễ dâng trà lên Thánh mẫu đại diện cho văn hóa tín ngưỡng dân tộc Kinh được thể hiện qua điệu múa, hát chầu văn. Nghi lễ dâng trà lên Pụt (vị thần trong tín ngưỡng dân tộc Tày) đại diện cho văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày được thể hiện qua màn múa hát trên nền các giai điệu then cổ. Hai nghi lễ này đặc trưng cho hai dân tộc chiếm đa số ở Thái Nguyên và có ý nghĩa dung hòa các đặc trưng văn hóa trà giữa các dân tộc trong tỉnh. Ông Mông Đông Vũ, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh cho biết: “Đây là nét văn hóa đặc sắc mà Trung tâm Văn hóa tỉnh đã dầy công sưu tầm để giới thiệu rộng rãi”

      Du khách cảm nhận được những nét quen thuộc mà cũng rất mới lạ của văn hóa trà Thái Nguyên. Quen thuộc bởi trà là thức uống phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày và cũng là thú vui tao nhã của người Thái Nguyên. Lạ là bởi không gian thưởng thức trà giao hòa với thiên nhiên, giao hòa với âm nhạc dân tộc. Các loại chè ngon, chè đặc sản từ các vùng chè nổi tiếng được giới thiệu cho đông đảo du khách thưởng thức. Bên cạnh đó, nghệ thuật pha trà, thưởng trà cũng được những thiếu nữ mặc trang phục truyền thống giới thiệu tới các du khách trên nền các làn điệu dân ca quan họ, hát then, chầu văn… Lần đầu tiên dự Lễ hội, chị Đặng Thị Liên, tổ 13, phường Tân Thịnh (T.P Thái Nguyên) tâm sự: “Qua Lễ hội, tôi hiểu thêm nhiều về Văn hóa trà của tỉnh mình”.
Thiếu nữ  sứ Trà Thái Nguyên dịu dàng mời Trà
   Ngoài thưởng thức chè đặc sản, du khách còn được giao lưu trực tiếp với những người gắn bó với chè Thái Nguyên. Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm - một người đã gắn bó lâu năm và có nhiều tâm huyết với chè Thái cho rằng, văn hóa trà Thái Nguyên có sự cộng hưởng, giao thoa với văn hóa giao tiếp. Có khách đến chơi, mỗi người Thái Nguyên lại pha trà mời khách. Thông qua chén trà, chủ nhà thể hiện lòng hiếu khách, thịnh tình. Đáp lại tấm chân tình của người dâng trà, khách cũng dễ dàng thổ lộ tâm sự. Qua chén trà, chủ và khách thêm tâm đồng ý hợp trong câu chuyện, mọi sự đố kỵ cũng qua đó mà tan biến. Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm cũng cho rằng, uống trà còn là để tâm giao, thưởng thức trà được coi là một nghệ thuật tinh tế. Ông Phạm Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) đồng thời cũng là một người làm chè giỏi cho biết, với hơn 400ha chè và khoảng 1 nghìn hộ sản xuất, cả xã Tân Cương cung cấp mỗi năm gần 1 nghìn tấn chè búp khô ra thị trường.

   Lễ hội Văn hóa trà khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên 2009 được khép lại với màn múa hát “Giã bạn” như lời chia tay lưu luyến với du khách đồng thời cũng là lời khẳng định, du lịch Thái Nguyên với những sản phẩm văn hóa đặc sắc luôn chào đón du khách thập phương tìm hiểu và khám phá. Hoạt động có ý nghĩa này không những hứa hẹn một mùa du lịch thành công mà còn để lại ấn tượng đẹp với mỗi du khách về nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Thái Nguyên.

Sưu tầm: thainguyen
Thông tin tư vấn:
CÔNG TY TNHH LỘC TÂN CƯƠNG
Mã Số Thuế: 0312393412
Nhà Máy SX : Xóm Nam Hưng, Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

Tại Hà Nội:
Cửa hàng 1: 189 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
(Giờ mở cửa: 8h - 18h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

Tại TP.HCM:
Cửa hàng 2 : Số 589 Hoàng Văn Thụ , Phường 4, Q. Tân Bình, TP HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 21h, từ thứ 2 đến chủ nhật, ngày lễ làm bình thường)

Cửa Hàng 3 : 52A Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 17h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

ĐT Hà Nội   : 024 7301 4747.

ĐT TP.HCM : 028 7300 4747.

HOTLINE    : 0933 862 589.


Email: loctancuong@gmail.com
Website: loctancuong.com 

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

[Chè Thái Nguyên]- Trà cho Sức Khỏe


Mai sớm một tuần trà.

Canh khuya dăm chén rượu.

Mỗi ngày mỗi được thế,

Thày thuốc xa nhà ta.


(Nguyễn Tuân 1962, tr.203)


Từ ngàn xưa, đạo học Đông phương chú trọng nhiều đến sự di dưỡng tinh thần. Từ nhiều thế kỷ, cổ nhân Đông phương đã biết đến ích lợi dưỡng sinh trong sinh hoạt uống trà hàng ngày. Một buổi pha trà đúng mức là cả một nghệ thuật. Nó đòi hỏi một sự tập trung tinh thần cao độ của kẻ pha trà. Nhất nhất mọi động tác đều phải nghiêm túc và kịp lúc. Cứ mỗi buổi sáng sớm, kẻ pha trà có dịp quẳng hết mọi ưu phiền trong cuộc sống, chăm chú vào một việc làm khiêm tốn, cẩn trọng đến độ gần như một thứ nghi lễ. Qua đó, hoạt động của các giác quan và trực giác được sử dụng một cách tối đa. Tâm thức của kẻ pha trà trong lúc ấy chỉ chuyên chú vào những gì đang xảy ra trước mắt; quá khứ và tương lai không có dịp làm bận tâm kẻ pha trà. Việc làm chăm chú này, mặc dù ngắn ngủi, lại không khác xa gì mấy với cứu cánh trong sự tu tập của Thiền tông, và chủ trương 'Nhất niệm- vạn niên' của Tịnh Độ tông. Tất cả đều nhằm đạt đến cái tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Học giả Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang) cho chúng ta thấy rõ được điều này, qua sự mô tả cách thức pha và uống trà Tàu kiểu các tỉnh miền Bắc Trung Hoa:

    Thông thường hỏa lò được đặt trước cửa sổ, với than Tàu cứng chắc, cháy đỏ. Cảm nhận được tầm mức quan trọng của việc pha trà, chủ nhà vừa quạt lò, vừa chăm chú xem xét hơi nước bốc lên từ ấm đun. Khi bày biện xong một ấm trà nhỏ và bốn chén bé xinh xắn lên khay, ông dời hộp đựng trà gần phía khay để kịp lấy trà ra khi nước sôi sẵn sàng. Tuy tiếp chuyện với khách, ông không xao lãng việc pha trà của mình. Lúc ấm đun bắt đầu tạo ra tiếng, ông quạt than Tàu dồn dập hơn. Có lúc ông ngừng quạt, mở nắp ấm đun để quan sát những tăm nước nhỏ li ti xuất hiện ở đáy của ấm đun nước, rồi đậy nắp lại. Người sành điệu gọi những tăm nước sôi này là 'ngư nhãn' và 'giải nhãn'. Đây là thời điểm 'sôi nước đầu tiên'. Sau đó, ông chăm chú lắng nghe tiếng reo của nước với cường độ tăng dần cho đến khi tiếng sủi nước phát ra. Trong giai đoạn này, những tăm nước nhỏ xuất hiện chi chít trên vách của ấm đun. Đây là thời điểm 'sôi nước thứ nhì'. Kế tiếp, ông cẩn thận quan sát hơi nước sôi thoát ra từ vòi của ấm đun. Một vài giây khắc trước khi nước đạt độ sôi sùng sục của thời điểm 'thứ ba', ông nhắc ấm đun ra, rót vào bên trong lẫn bên ngoài của ấm trà để làm ấm trà nóng đều, và ngay lập tức, ông cho một lượng trà khô vào ấm. Nước trà loại này, tương tự như cách uống trà 'Thiết Quan Âm' kiểu người tỉnh Phước Kiến, thường rất đặc. Tuy ấm trà nhỏ đến độ không đủ rót đầy cho bốn tách trung bình, lại chứa đến một phần ba lá trà khô. Chính vì lượng trà nhiều như vậy nên khi nước trà được rót ra phải uống ngay lập tức. Lúc mọi người uống xong, ông lại châm nước tinh khiết vào ấm đun, đặt lên hỏa lò để pha bình trà thứ nhì. Theo sự nhận xét chuyên môn, bình trà thứ nhì được xem như ngon nhất. Nếu bình trà thứ nhất được so sánh như thiếu nữ tuổi mười ba, thì bình trà thứ nhì được xem như thiếu nữ mặn mà của tuổi mười sáu, và ấm thứ ba được ví như đàn bà (Lin Yutang 1939, tr.232-233).

Thú uống trà xưa
     Căn cứ vào sự diễn tả trên, một buổi uống trà  được xem như một sinh hoạt cả tay lẫn tâm trí. Theo quan niệm 'Trà nô, tửu tướng' của các nhà Nho, mỗi khi có khách đến chơi, pha trà là một đặc quyền dành cho chủ nhà. Qua đó, chủ nhà có dịp thể hiện sự hiểu biết về nghệ thuật pha trà và kín đáo hơn, cho khách thấy tâm hồn chuộng sự thanh tao của mình. Nguyễn Tuân (1962) còn cho rằng: „Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế thì mất hết cả thành kính“ (tr.201). Thú uống trà vì vậy khác hẳn với thú uống rượu, khi việc rót rượu lại dành cho người khác. Ngoại trừ việc uống rượu vào buổi tối cho lưu thông các huyết mạch trước khi ngủ, thú uống rượu chú trọng về sự vui nhộn trong khi thú uống trà chủ về sự yên tịnh, lắng đọng tinh thần.

Lâm Ngữ Đường đề nghị thời điểm lý tưởng để uống trà khi nào người ta rảnh rang công việc; khi con cái đi học; khi buổi tiệc tàn và khách đã về; lúc có dịp chuyện trò thâu đêm với bạn cũ; trong ngày mưa nhẹ, hoặc ngày có gió hiu hiu; trong nhà nghỉ mát hướng về hồ sen trong một ngày Hè; trong rừng dưới gốc bụi tre cao vút, hoặc nơi đình chùa ẩn dật, ngay cả lúc tâm tư người ta bị khuấy động hoặc mệt mỏi sau khi đọc thơ văn. Tác giả khuyến cáo không nên uống trà trong những hoàn cảnh bị chia trí như tại nơi làm việc; khi xem một vở tuồng; lúc mở một lá thư; trong lúc mưa lớn hoặc tuyết rơi; trong một buổi tiệc rượu đông người và trong những ngày bận rộn. Ngoài ra, người uống nên tránh trẻ con khóc, gia nhân cọc cằn, cãi vã và người nóng tính. Những nơi nên tránh cho việc uống trà như nhà bếp, phòng ẩm thấp, nóng bức và đường xá ồn ào. Những vật dụng không nên sử dụng trong việc pha trà như nước không tinh khiết, thìa và ấm đun bằng đồng thau, khăn lau không sạch và than Tầu xốp (Lin Yutang 1939, tr.235-236).

     Những điều nên và không nên kể trên có một ích lợi dưỡng sinh lớn lao cho người uống trà. Công phu trong việc uống trà đòi hỏi người xưa tìm đến những nơi yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, hoặc người có thể gây xáo động tinh thần. Trà còn có tác dụng giúp người uống di dưỡng tinh thần sau những lúc đầu óc dao động với xúc cảm mạnh. Bên cạnh việc uống trà lúc sáng sớm, Nguyễn Tuân (1962) cho biết, các nhà Nho còn ngâm thơ lúc mới tỉnh giấc, khi vạn vật còn yên lặng, như một cách vận động thần khí kỳ diệu nhất cho lối sống nội tâm (tr.203). Ngoài những ích lợi về y học, các điều kiện lý tưởng cần thiết kể trên trong việc uống trà giúp thân và tâm người uống trà luôn an lạc. Đây chính là bí quyết dưỡng sinh của người Đông phương xưa.

[Uống Trà]-Phong các uống Trà Việt Nam

Trà Việt xưa nay vẫn vậy
     Người Nhật có lối uống trà rất khác biệt với các dân tộc khác, khi uống trà họ phải tuân giữ một vài nghi thức nên gọi là Trà đạo. Ðối với Trung Hoa và Việt Nam, lối uống trà chỉ được coi như là nghệ thuật mà thôi, nghệ thuật thì không cần phải khuôn sáo hay công thức.

     Phong cách uống trà của Việt Nam không hề bị ảnh hưởng của Tàu hay Nhật như quan niệm cuả nhiều người. Nghệ thuật uống trà phản ánh phong cách văn hoá ứng xử của người Việt Nam.Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy gẫm như để giao hoà với thiên nhiên, như để tiếp cận giữa con người với môi trường, như để nhận xét, để thảo hoạch những dự án phúc lợi cho đại chúng. Khi đã trở thành thói quen rồi thì khó mà quên được.Trà đồng nghĩa với sự tỉnh thức, sáng suốt, mưu cầu điều thiện, xa điều ác.

    Theo truyền tụng, hình thức uống trà được khởi nguồn từ các chùa chiền gọi là Thiền Trà. Các nhà Sư thường uống trà trước các thời công phu sớm chiều. Cuộc đời trần tục nhiều hệ lụy, trà giúp cho con người tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục, xoá tan cảm giác tĩnh mịch chốn thiền môn. Ngày nay chỉ còn ngôi chuà Từ-Liêm ngoài Bắc là giữ được nghi thức Thiền Trà này.

    Sau đó, trà được ưa chuộng trong giới quý tộc, trong cung đình như là một bằng chứng của sự quyền quý, để phân biệt với giai cấp thứ dân trong xã hội phong kiến.

    Kế đến, trà chinh phục các tầng lớp trung lưu, nhất là các nhà Nho, các chú học trò "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm", mượn bộ ấm trà để bàn luận văn chương thi phú, để tiêu khiển giải trí sau những giờ điên đầu vật vã với tứ thư ngũ kinh.

   Do đó, dần dà uống trà là một lối tiêu khiển thanh đạm được tất cả mọi giới ưa chuộng. Pha trà mời khách cũng phải tốn nhiều công phu hàm dưỡng và trở thành một nghi thức. Trà-phong Việt Nam thật là trân trọng ở cách dâng mời nhiều ngụ ý. Dù mưa nắng, sớm chiều, buồn vui khách không thể từ chối một chung trà trong khi gia chủ trang trọng hai tay dâng mời.

     Mời trà là một hành vi biểu hiện phong độ thanh nhã và hiếu khách của hầu hết các gia đình Việt Nam. Kỵ nhất là tiếp khách bằng những tách trà còn đóng ngấn hoen ố nước trà cũ. Cũng không bao giờ tiếp khách bằng một ấm nước trà nguội. Tách trà tiếp khách là thể hiện những tình cảm tối thiểu nhất, không thể tuỳ tiện coi thường, dù không nhất thiết phải là loại trà thượng hảo hạng.

     Uống trà cũng phải uống từ ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon cuả trà, cái hơi ấm cuả chén trà tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trong muà đông tháng giá, làm ấm lòng viễn khách. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hoá và cảm tình cùng người đối thoại. Trong ấm trà ngon, người cùng uống tâm đầu ý hợp, dưới ánh trăng thanh gió mát, ngắm khung cảnh tĩnh mịch của núi rừng mà luận bàn thế sự thì không còn gì thú vị hơn nữa. Chỉ có những tao nhân mặc khách mới thưởng thức được trọn vẹn cái phong vị cuả cách uống trà này, chứ không phải như kẻ phàm phu tục tử bưng ly trà to tổ bố lên uống ừng ực, người ta gọi là "ngưu ẩm" hay là uống như trâu uống nước.

     Ngoài các lối uống trà đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà. Ðó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa, uống trà ngũ hương. Hội trà là tụ họp những người bạn sành điệu cùng chung vui trong các dịp đặc biệt hoặc có hộp trà ngon, hay có một chậu hoa quý hiếm trổ bông, hay trong nhà có giỗ chạp.

      Thưởng trà đầu xuân là thói quen cuả các cụ phong lưu, khá giả. Trước tết, các cụ tự đi chọn mua các cành mai, đào, thuỷ tiên hay các chậu hoa lan, hoa cúc ở tận các nhà vườn, và chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết, nhất là một hộp trà hảo hạng. Sáng mồng một, cụ pha một bình trà và ngồi chỗ thích hợp nhất, thường là giữa nhà. Cụ ngồi tĩnh tâm, ngắm nhìn những đoá hoa nở rộ, thưởng trà. Khoảng 8 giờ sáng, cả đại gia đình sum họp quanh bàn trà chúc thọ cụ và nghe những lời dặn dò của Cụ. Trẻ con thì chờ lì xì.

     Uống trà thưởng hoa quý như hoa Quỳnh, hoa Trà, cũng là cái thú của nhiều người. Khi nhà cụ nào có một chậu hoa trổ, cụ chuẩn bị và mời các bạn già sành điệu tới ngắm hoa, luận bàn thế sự, hay dặn dò con cháu.

     Hội trà ngũ hương chỉ giới hạn có năm người thôi. Trên khay trà có năm lỗ trũng sâu, dưới các lỗ trũng đó để năm loại hoa đang độ ngát hương : Sen, Ngâu, Lài, Sói, Cúc. Úp chén trà che kín các hoa lại rồi mang khay để trên nồi nước sôi cho hương hoa bắt đầu xông lên bám vào lòng chén. Pha bình trà cho thật ngon rót đều vào từng chén, mỗi người tham dự sau khi uống trà phải đoán hương trà mình đã uống và nhận xét. Sau mỗi tuần trà lại hoán vị các chén trà để mọi người đều thưởng thức được hết tinh tuý của năm loại hoa.

Trà và Thiền


Trà và Thiền
    "Người tu có nhiều niềm vui giản dị. Uống trà chẳng hạn. Pha ấm trà ngon là cả một công phu. Có người có trà thơm, ấm tốt, nhưng không biết cách pha. Phải học. Không phải học cách pha trà. Mà là học cách uống. Trước tiên cần tập ngồi cho yên. Vừa cầm chén trà, vừa đi tới đi lui lăng xăng thì trà ngon cách mấy cũng uổng phí. Tập ngồi yên, tức là tĩnh tọa, hay ngồi thiền".

    Đến chùa, đôi khi ta được thầy đãi trà. Uống trà với thầy, ta học từ thầy cách ngồi yên. Đôi khi, một sư chú phải học ngồi uống trà với sư anh đến mấy năm, mới bắt đầu được sư anh cho pha trà. Ngồi yên thì tâm cũng yên. Tâm yên rồi thì rửa bình, rửa chén và bắt đầu pha trà đi! Nhiều khi trà không ngon lắm, nhưng biết cách pha thì vẫn thưởng thức được trọn vẹn hương và vị của nó. Ngược lại, trà ngon mà tâm còn đầy bụi trần thì pha ra vẫn lạt phèo.

      Một thú vui khác của người tu là đọc kinh. Đọc kinh cũng không khác uống trà gì mấy. Cuốn kinh vẫn nằm đó. Nhưng không phải ai lật kinh ra đều thấy chữ. Chữ trong kinh khác với chữ nghĩa nơi các cuốn sách thường. Chữ trong kinh là hoa trái của công phu. Người nào có công phu tu tập, nhìn vào kinh, chữ nghĩa đổi mới hoài. Mỗi lần đọc là một lần khám phá. Như vậy ta cần học đọc kinh, cũng như học cách pha trà.

    Có một thầy cho rằng thời buổi này giảng dạy các vị cư sĩ khó quá. Họ thuộc kinh còn giỏi hơn các thầy nữa. Tôi nói: ‘Đúng chớ. Đâu phải là tu sĩ mới hiểu kinh đâu. Nhưng không phải ai đọc kinh cũng hiểu nghĩa. Phải có tu tập. Không có tu tập thì đọc kinh càng nhiều, càng có nhiều hiểu lầm.’ Tuy vậy, ta vẫn phải giảng. Tại vì khi giảng kinh, ta nói từ những khám phá của chính ta. Những khám phá đó, có công năng làm cho người nghe thấy ra hướng thoát khổ.

    Nhiều khi người ta tụng một bài kinh thôi. Tụng hoài cả mấy chục năm nhưng không hiểu nghĩa. Hoặc có hiểu nghĩa thì cái hiểu đó không tiến thêm được chút nào. Như vậy đọc kinh cần phải học. Không phải học hiểu từng chữ, mà là học khám phá. Đọc kinh như vậy thú vị vô cùng. Buổi sáng, uống một ấm trà, đọc một trang kinh. Đó là thú vui tao nhã của người tu hành.


Ngoài ra, giữa uống trà và đọc kinh còn có một điểm giống nhau. Đó là sự thảnh thơi. Phải thảnh thơi thì mới thưởng thức được một bình trà. Phải thảnh thơi thì mới khám phá ra những cái mới mẻ trong kinh. Không gian trong tâm giúp ta có khả năng sáng tạo. Cho nên uống trà là một pháp môn tu mầu nhiệm vô cùng. Ngồi cho thật yên để uống một ấm trà, ta phải có khả năng buông bỏ. Có bao nhiêu việc cần làm phải không? Làm sao mà ta có thể ngồi yên mà thưởng thức một chung trà cho được? Nếu tâm ta đầy dẫy những niệm như vậy thì không bao giờ ta có thể hiểu được ý kinh cả. Tụng đi tụng lại hàng ngày không phải là điều kiện thuận lợi giúp ta hiểu kinh. Ta phải có không gian. Đọc một câu thôi, nhưng nếu tâm ta có không gian thì ta sẽ khám phá nhiều hơn tụng cả bài kinh trong tâm niệm hấp tấp, bất an.

    Như vậy uống trà tức là đọc kinh. Biết uống trà, thì mới biết đọc kinh. Nhìn một thầy pha trà, ta có thể thấy không gian ở trong lòng thầy. Cũng như nhìn vào cách bày biện trong một căn phòng, ta thấy được tâm của chủ nhân. Không gian giúp ta buông bỏ được những cái gì không thuộc về ta. Trở về được với chính mình, nhận diện đâu là mình, đâu là những cái thuộc về mình, tự nhiên ta có rất nhiều thảnh thơi. Ta biết ranh giới của ta. Những gì ta nên làm và những gì ta không nên làm. Ta sẽ bỏ được khuynh hướng muốn ôm vào lòng đủ thứ việc của thiên hạ.

     Đạo Bụt có tương lai hay không, tùy thuộc vào nghệ thuật pha trà và uống trà của người tu. Có một sư chú, tu học với thầy mình đã lâu mà vẫn không thấy thầy dạy mình học kinh. Một hôm, trong lúc uống trà với thầy, mới rụt rè hỏi: ‘Thưa thầy, tại sao con thấy thầy ít dạy con học kinh quá vậy?’ Thầy trả lời: ‘Khi nào con biết uống trà cho đàng hoàng thì thầy mới dạy con học kinh. Dạy sớm, thầy sợ con hiểu lầm lời giảng của thầy.’ Thật là một vị thầy xuất sắc.

Chén trà trong sương sớm


Bộ ấm trà Bát Tràng

Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào, cụ Ấm cũng dậy từ lúc còn tối đất. Từ trên bàn thờ đức Thánh Quan, cụ nhắc cây đèn để xuống. Ðược khêu hai tim bấc nữa, cây đèn dầu sở phô thêm màu xanh lá mạ phủ trên chất sứ Bát Tràng.

La liệt trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh,cụ ấm đã bày lên đấy khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất giòn, rất đều. Khói thuốc lào đặc sánh lại bao chùm lấy ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn dầu. Rồi làn khói loãng dần biến ra màu nhờ nhờ như làn hơi nước sủi. Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch. Ba gian nhà, chỉ có một người thức.

Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi rình bước đi của thời gian. Ðêm đông dài không cùng. Nó mênh mông và tự hết rất chậm chạp.

Gió bấc thổi qua những kẽ cánh cửa bức bàn đã gửi vào nơi yên lăng này mươi lăm tiếng gà không nhẫn nhục được với tối tăm. Từ ngoài phía ngõ râm bụt lượn sát nhà gạch, dội vào những tiếng bước chân người nặng nề. Cuộc đời hồi tỉnh lại dần dần.

Cụ Ấm phẩy phành phạch quạt mo theo một nhịp nhanh chóng trước cửa hỏa lò. Hòn than tẩu lép bép nổ, nghe rất vui tai. Và làm vui cho cả mắt nữa, tàn lửa không có trật tự, không bị bó buộc kia còn vẽ lên một khoảng không gian những nét lửa ngang dọc, cong quèo ngoằng ngoèo. Những lúc có cháu nhỏ ngồi với mình,cụ Ấm thường hỏi xem chúng xem pháo hoa cải như thế có thích không.

Những hòn than tẩu cháy đều, màu đỏ ửng, có những tia lửa xanh lè vờn ở chung quanh. Không khí mỗi lúc giao động càng nâng cao thêm những ngọn lửa xang nhấp nho. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chẩy.

Thỉnh thoảng, từ hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời khoảng chất. Bây giờ hòn than chỉ còn là một điểm lửa ấm ấp trong một cái vỏ tro tàn dầy và trắng xốp. Cụ Ấm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đóm dài đảo lộn tàn than trong hỏa lò, thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác. Cụ Ấm bỏ thêm một vài hòn than hoa nữa vào hỏa lò. Than hoa không nổ lép bép như than tầu nhưng từ ruột ấm đồng bị nung nấu đã lâu, có tiếng thở dài của khối nước sắp biến thể. Nước đã lên tiếng để nhắc người ta nghĩ đến nó.Cụ Ấm cũng thở đánh phù một cái, như khi người ta được gặp lại bạn cố nhân sau nhiều giây phú mong chờ.

Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ khắc có chân quỳ. Nhẹ nhành, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Ðến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kểnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, nguời thợ Tầu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cố tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng hoàn toàn sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá.

Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực là sôi không. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già đã sợ nhất cái ấm trà tầu pha hỏng lúc sớm mai.

Từ trên bề cao cỗ sập, dòng nước sôi trút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp.

Trên chiếc hỏa lò để không, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà dùng cách thức như cụ Ấm bao giờ cũng có ít ra là hai ấm đồng đun nước. ấm nước sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi mãi thay phiên nhau đặt lên lò than đỏ rực, vì bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi. Như thế lúc nào người ta cũng có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha một ấm trà ngon.

Nhưng có mấy khi cụ Ấm b tầu một cách tàn nhẫn như vậy. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ rồi.Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều quá.

Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý.

Cụ Ấm sau mỗi lần gặp phải một ông khách tạp,uống trà rất tục, cụ thường nói với vài bạn nhà nho:

- Có lẽ tôi phải mua ít chén có đĩa ở hiệu Tây, để mỗi khi có mấy thày làm việc bên Bảo Hộ tới thì đem ra mà chế nước pha sẵn trong bình tích. Các cụ cứ suy cái lẽ một bộ đồ trà chỉ có đến bốn chén quân thì các cụ đủ biết cái thú uống trà tầu không có thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ. Chỉ có người tao nhã,cùng một thanh khí, mới có thể cùng ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế thì mất hết cả thành kính. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, còn là học trò quan Ðốc, tôi đã được cái vinh dự sớm dậy, sớm nào cũng như sớm nào, đứng hầu trà cụ Ðốc, trước khi củ giảng bài và chấm cho anh em tập quyển.Nhiều người đã ghen tị với tôi và kêu ca với cụ Ðốc xin để cắt lượt học trò hầu trà, cho anh em ai nấy đều được chút vinh dự gần gũi thày và sớm chiều được gần cái đạo của thày. Quan Ðốc mỉm cười: "Thày giã ơn các anh. Thày nói thì các anh đừng giận:các anh không pha trà cho hợp ý thày được đâu. Ðể thời giờ ấy mà học. Anh Ðam - (trước kia tôi là Ðởm, sau sợ phạm húy nên cụ Ðốc mới đổi tên đi cho) - anh Ðam pha trà khéo thì thày để cho giữ việc hàu thày, chứ có phải thày yêu anh Ðam hơn hay là ghét các anh hơn đâu". Bây giờ mỗi buổi trà sớm, ngồi uống một mình, tôi cứ nhớ cái tiếng ngâm của quan Ðốc. Sớm nào dậy, cụ cũng ngâm một vài bài thơ. Giọng thật rền, thật trong. Cụ hay ngâm mấy câu này:

Bán dạ tam bôi tửu.

Bình minh sổ chản trà.

Mỗi nhật ừ... ừ... đều được ... y... như thử.

Lương y bất đảo gia.

Một buổi sớm, thấy rõ lòng thày là vui vẻ, tôi đã mạn phép đọc để cụ Ðốc chữa cho bài diễn nôm:

Mai sớm một tuần trà.

Canh khuya dăm chén rượu.

Mỗi ngày mỗi được thế,

Thày thuốc xa nhà ta.

Cụ Ðốc tạm cho là được.

Sớm nay, cụ Ấm cũng ngâm thơ. Cụ tin rằng ngâm thơ lúc yên lặng, lúc mới tỉnh giấc là một cách vận động thần khí kỳ diệu nhất của một người sống bằng cuộc đời tâm tưởng bên trong. Mỗi buổi sớm ngâm như thế là đủ tiết hết ra ngoài những cái nặng nề trong thân thể và để đón lấy khí lành đầu tiên của trời đất. Âu cũng là một quan niệm về vệ sinh của thời cũ. Và người xưa uống trà là để giữ mình cho lành mạnh.

Thường hay vấn mình để sửa mình vào những giờ uống trà tầu, cụ Ấm thường nghĩ đến câu nghìn xưa của thày TăngTứ: "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân".

Trong nhà cụ Ấm  người ta đã ồn ào thức dậy.Cụ Ấm cũng bắt đầu ho. Chừng như hồi nãy, cụ đã tự nén hơi thở không dám ho, sợ làm đục mất cái phút bình lặng huyền bí của lúc đêm và ngày giao nhau.

Người con trưởng dón dén lại thỉnh an cha già và mon men ngồi ghé vào thành chiếc sập cũ. Chàng đỡ lấy quạt, nhắc hỏa lò ra một chỗ rộng, quạt mạnh cho hế tàn than.

- Thày uống xong rồi. Con uống thì pha mà uống.Trà còn đợm hương lắm.

Câu nói này là thừa. Vì sớm nào hai cha con ông Ấm chẳng dậy sớm để uống trà, cha bao giờ cũng uống trước hai chén và người con cả uống sau nhiều lắm đến ba chén là cùng. Sớm nay,cũng như lúc thỉnh thoảng của mọi ngày, cụ Ấm lại bắt người trưởng nam giở tập Cổ Văn ra bình lại cả bài "Trà Ca" của Lư Ðồng. Giọng bình văn tốt quá. Ðiệu cổ phong trúc trắc thế màcon cụ Ấm lại còn ngâm gối hạc bắt đoạn cuối một câu trên xuống luôn đầu câu dưới, hơi ngâm trong và dài. Trông hai tra con uống nước mà y như là một đôi thày trò vào một giờ học ôn buổi sớm mai. Chuyện vãn mãi về trà tầu, ông cụ Ấm lại mang luông cả tập"Vũ Trung Tùy Bút", giảng những đoạn công phu của tác giả -ông Quốc Tử Giám Tế Tửu Phạm Ðình Hổ - chiêm nghiệm và xưng tụng về trà tầu. Rồi cụ Ấm liền than tiếc đến cái mùa thu đã đi mất rồi, để sen hồ rách hết tàn rũ hết lá.

- Cả ạ, thày cho nước pha trà không gì thơm lành bằng cái thư nước đọng trong lá sen. Mỗi lá chỉ có ít thôi. Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm. Hồi thày còn ít tuổi, mỗi lúc được quan Ðốc truyền cho đi thuyền thúng vớt những giọt thủy ngân ấy ở lá sen mặt đầm, thày cho là kỳ thú nhất trong đời một người học trò được thày học yêu như con.

Trong gia đình cụ Ấm,  hồi gần đây đã lập lại cá phong tục uống trà. Có một hồi bần bách quá, cụ Ấm đã cất hẳn bộ đồ trà vào tủ, tưởng không bao giờ được bày nó ra hằng ngày nữa.Nhưng trời kể cũng còn hậu đãi người hàn nho,thế nào năm nay cụ Ấm lại được mùa cả hai vụ.

- Này cả, con lên tỉnh mua trữa lấy ít trà Lý Tú Uyên. Năm nay ta ướp thêm vài chục chai để dành. Thủy tiên nhà,năm nay gọt những một lắp đấy. Thày mua chung với cụ Kép xóm dưới! Ðộ mai kia thì giò hoa tách hết màng. Củ nào hoa kép thì đem ủ trà.

- Thưa thày, con tuởng trà cứ để nguyên hương của nó mà uống. Con thấy ông ngoại nhà không bao giờ cho ướp trà mới, bấy cứ là với hoa thơm nào. Ông ngoại con bảo chỉ nên ướp,là lúc trà đã đi hương hoặc gần phát du.

Trời rạng dần. Một chút nắng đào lóng lánh trong đám cây đang rụng dần lá năm cũ, một chiếc lại một chiếc. Ðạo mạo trong vành khăn nhiễu quấn dố, cụ Ấm đã chống gậy ra đi.Cụ quay trở lại dặn người con trưởng đang hí hoáy lau bộ khay trà:

- Thày vào trong cụ Ðiều để rồi cùng sang làng bên thăm một con bệnh già. Con bệnh này, tốn nhiều sâm lắm. Ðến tối thày mới về, vì thày phải sao tẩm thuốc sống ở bên ấy cho tiện.

Tác giả; Nguyễn tuân

[Chè Thái Nguyên] - Chè Thái Nguyên tự nó đã ngon rồi


Hội rước chè tại Thái Nguyên
       Người Nhật có trà đạo, người Trung Quốc có trà kinh, người Việt Nam tự hào với trà phong...
      Là văn hoá, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thưởng trà. Ví như người Trung Quốc tự hào có vùng chè nổi tiếng ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang... thì người Việt Nam tự hào có vùng chè Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ...

     Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất nước vẫn là chè Thái Nguyên - vùng quê nửa đồng, nửa núi có câu chuyện tình huyền thoại chàng Cốc, nàng Công, tha thiết yêu đương mà không có phận. Để chàng Cốc hoá Núi, nàng Công hoá dòng nước tắm tưới cho vùng đất Thái Nguyên nên thơ - Sản sinh ra cây chè, bền bỉ chắt gạn từ lòng đất vị tinh tuý một tình yêu thuỷ chung.

       Nhẩn nha uống trong đêm hội, bạn bè người tỉnh ngoài chợt bật lên câu hát về chuyện tình nàng Công, chàng Cốc, đằm thắm, dịu ngọt mà chát đắng thứ menb được tắm tưới bằng nước mắt của tình yêu.
        Cũng bởi lẽ khát khao quyện hoà tình yêu đôi lứa, như khí hậu, đất đai dung hoà làm nên một thứ trà khi tra vào ấm thấy vị cốm thơm của lúa nếp mùa tháng mười, rót ra chén có màu xanh sóng sánh của ngọc lam, đặt chớm môi cảm nhận được vị chát, đắng theo đầu lưỡi vào huyết quản, rồi từ đó dư vị ngọt lan toả ngược trở ra.

        Cũng bởi thứ trà thơm ngon thuộc diện “đệ nhất” cả nước, nên đã là người Thái Nguyên, có mấy ai không tự hào về cây chè quê hương mình. Dù đi tới chân trời, góc bể, người Thái Nguyên thường mang theo bên mình ấm trà đãi đằng bạn tứ phương.

Vâng! Tình yêu của con người dành cho nhau, và dành cho thiên nhiên. Cụ thể hơn thì đó là tình yêu của người Thái Nguyên dành cho cây chè. Minh chứng tình yêu ấy được trải nghiệm từ hàng trăm năm nay, qua bao phen “vật đổi sao rời”, người Thái Nguyên vẫn gắn bó với cây chè như bầu bạn tri âm, tri kỷ.

      Cả thời đoạn ngăn sông, cấm chợ, nông dân Thái Nguyên chưa sống được nhờ nguồn thu từ cây chè. Song bên từng hàng chè uốn lượn như vòng tay ôm lấy lưng đồi, người nông dân vẫn bươn bả cùng mưa, nắng chăm lo cho cây chè nảy búp xanh. Rồi, đất nước đổi mới, Nhà nước có chính sách thông thương, cây chè như người nằm ngủ lâu ngày, bật dậy, nhanh chóng trở thành một loại hàng hoá mang lại thu nhập cao cho người lao động.

Thưởng thức trà Thái Nguyên
     Bởi thế, từ những năm 1990 trở lại nay, cây chè được các cấp, ngành quan tâm đầu tư. Trực tiếp là người nông dân đã dành hầu hết những khu đồi đất rặt cỏ tranh, cỏ chỉ hoang hoá, hoặc vườn cây có giá trị kinh tế thấp được chuyển đổi sang trồng chè. Đến đầu mùa Xuân năm con Rắn 2013, lật sổ bộ thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh đã có hơn 17.000 ha chè, 16.000 ha đang cho thu hoạch, với năng suất ổn định 107 tạ/ha.

Năng suất chè ổn định, đương nhiên sản lượng cũng không thay đổi, đạt khoảng hơn 170.000 tấn búp tươi/năm, bằng gần 35.000 tấn chè búp khô. Bấm đốt tay làm phép quy đổi giản đơn, nếu mỗi cân chè bán được 200.000 đồng (giá trung bình tại thời điểm tháng 1/2013), mỗi năm, cây chè mang lại cho nông dân trong tỉnh số tiền 7.000 tỷ đồng chẵn. Không cần rao bán, tư thương nhiều vùng miền trong cả nước tìm về - bởi trà Thái Nguyên tự nó đã ngon rồi.

Khoan bàn chuyện các cụ nho nhã thuở xưa ẩm trà Thái Nguyên với bao kỳ công từ chọn nước dùng, ướp trà sen, pha trà đến cách thưởng ẩm. Cũng xin chưa bàn về việc kỳ công của hậu duệ bây giờ làm trà nghệ thuật đạt đỉnh giá hơn 10 triệu đồng/kg. Mà như thông tin của Hiệp Hội Chè Thái Nguyên, thì hiện dân mình đang sản xuất, chế biến chè theo 3 hình thức: Chế biến thủ công; chế biến công nghiệp và chế biến công nghệ cao.

Nhưng có lẽ với người sành trà thuần Việt, chắc chắn ấm trà ngon nhất phải được chế biến trên chiếc chảo gang truyền thống, bắt đầu từ công đoạn làm héo, làm khô đến lên mốc cho chè.
Nhưng phổ thông hơn vẫn là chế biến bán công nghiệp, bởi chè được ví như loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, phải có đôi bàn tay mềm mại của con người trực tiếp tác động vào mới cho được sản phẩm tinh.

Riêng lĩnh vực chế biến chè cũng có không ít chặng đường phát triển để giải phóng sức lao động con người. Xa xưa, tổ tiên mình hái lá chè mang phơi, cất, nấu nước uống dần. Khi các cụ thu hái búp non mang xao trên chảo thì có lẽ đó là một phát minh lớn đối với lịch sử ngành chè Việt Nam - phát minh đó thuộc về dân gian.
Sao chè bằng mô tơ điện
     Sau nữa, người trồng chè liên tục cải tiến cách chế biến, như việc thay chảo gang bằng tấm tôn phẳng, rồi máy tôn quay bằng sức người, sau nữa được cải tiến thêm mô tơ kéo. Rồi thay vì vò chè bằng đôi chân trần nhờ máy vò chạy điện, người trồng chè được giảm bớt mồ hôi.

      Cơ bản là cách chế biến truyền thống có thiết bị máy móc phụ trợ, nên chè Thái Nguyên, như số liệu tổng hợp của Hội Nông dân tỉnh, tại thời điểm này, sản phẩm chè của nông dân vẫn chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước.

     Số lượng chè được xuất bán ra thị trường thế giới chưa đáng kể, đạt khoảng gần 7.000 tấn/năm, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Tuy chưa mang về được nhiều ngoại tệ cho quê hương, song chè Thái Nguyên không bị để tồn lưu từ năm này sang năm khác, mà luôn đắt hàng với ngay khách ẩm trong cả nước.

     Trà Thái Nguyên tự hào có hương vị riêng, dù cây chè ấy được trồng ở đất Minh Lập (Đồng Hỷ), Phúc Thuận (Phổ Yên), La Bằng (Đại Từ) hay ở các xã thuộc vùng chè Tân Cương, chè đều có dư vị mang tên trà Thái.

“Đệ nhất danh trà”, không phải người Thái Nguyên “vỗ ngực khoe của báu”, mà bởi trà Thái Nguyên tự nó toả hương đến mọi miền cả nước. Dù đi bằng con đường nào, người thưởng ẩm là ai, đại gia phong lưu hay kẻ chân trần khất thực, trà Thái Nguyên vẫn toả thơm, ngất ngây hồn vía bao con người.