Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Trà đạo Trung Hoa

Trà đạo Trung Hoa

Uống trà thời Trung Hoa cổ đại cũng giống như tu luyện, nó là một nghệ thuật và là cách để thưởng thức cuộc sống. Có nhiều loại trà: trà xanh, trà đen, trắng và trà thảo. Các mùa khác nhau sẽ có loại trà khác nhau.

Người ta nói rằng có bảy điều mà người dân Trung Hoa quan tâm trong cuộc sống hàng ngày của họ, đó là củi, gạo, dầu, muối, xì dầu, dấm và trà. Mặc dù trà được liệt kê ở cuối cùng của danh sách tuy nhiên nó vẫn có một lịch sử và ý nghĩa văn hóa quan trọng ở Trung Hoa.

Trung Hoa là nguồn gốc của trà và văn hóa trà, và trà gắn liền với đất nước Trung Hoa qua hơn 5000 năm. Mời khách một tách trà là một truyền thống tốt đẹp của Trung Hoa, người dân Trung Hoa từ lâu đã có truyền thống thưởng thức một tách trà sau bữa ăn hoặc dùng trà với thức ăn. Nó giống như cà phê đối với người phương Tây.

Theo truyền thuyết Trung Hoa, trà được phát hiện khi Thần Nông, một trong 3 vị hoàng đế xa xưa, được biết dến như người dược sỹ Trung Hoa đầu tiên, lang thang khắp nơi để tìm kiếm ra các loại thảo dược. Thần Nông có cái bụng trong suốt như pha lê. Bất cứ thứ gì ông ăn, ông đều có thể nhìn thấy nó rất rõ ràng thông qua cái bụng trong suốt của mình.

Một ngày nọ Thần Nông phát hiện một loại cây có lá màu xanh lá cây và hoa màu trắng, ông đã ăn lá của nó. Đột nhiên, ông nhận thấy cái gì lạ xảy ra trong dạ dày của mình – những chiếc lá không chỉ di chuyển xung quanh và làm sạch tất cả các thức ăn, mà chúng còn để lại hương thơm trong miệng và cảm giác tươi mát. Từ đó, Thần Nông sử dụng lá để trung hòa các loại cây thuốc độc khi ông làm thử nghiệm. Ông đã vô cùng hạnh phúc khi khám phá tác dụng giải độc của lá. Ông tin rằng sự phát hiện ra trà, thứ mà ông đặt tên là “cha”, được ban cho ông bởi các chư Thần bởi sự cảm kích của họ đối với lòng tốt và sự cố gắng tìm kiếm dược liệu để trị bệnh cho người dân trong lúc ông tuổi già như vậy.

Từ uống trà đến nếm trà
Tiệc trà ở Trung Hoa
Sau khi trà được phát hiện, nó đã đi qua nhiều giai đoạn phát triển. Ngày nay, những lá chè được pha với nước sôi làm thành trà. Vào thời cổ đại, trà đã được sử dụng như một loại thuốc. Trước đó, người ta chặt nhánh từ cây trà hoang dã, tuốt bỏ các lá ra khỏi chốt cây, luộc chúng và sau đó uống nước. Cái này được gọi là “cháo trà” hay “trà đắng”, vì trà làm theo cách này là rất đắng.

Vào thời nhà Tần và Hán, con người đã phát triển phương pháp mới để chuẩn bị và sử dụng trà. Thay vì nấu lá chè tươi, họ ráng các “bánh trà”, sau đó xay chúng thành bột. Nước đun sôi được thêm vào để pha trà. Họ trộn gừng, hành tây và cam vào nó và gọi nó là “bánh trà nướng (rang)”.

Văn hóa trà trở nên phổ biến vào thời nhà Đường. Dần dần, “nếm trà” trở thành “uống trà”. Tiệc trà được phổ biến ở cung điện hoàng gia, trong các đền thờ và giữa các học giả.

Không gian tại một bữa tiệc trà thường trang trọng và thanh lịch, và tuân theo nhữngquy định chặt chẽ các nghi thức. Trà được phục vụ phải có chất lượng cao và nước phải được lấy từ những con suối nổi tiếng. Trà được sử dụng cũng phải quý, hiếm có và chất lượng.

Tiệc trà thường bắt đầu với người có nhiệm vụ pha trà, hoặc giám sát việc pha trà, để thể hiện được sự tôn trọng khách. Tiếp theo là dâng trà, tiếp trà, ngửi trà, thưởng thức màu sắc của trà và nếm trà. Sau ba vòng, mọi người sẽ bắt đầu bình luận về trà, khen ngợi phẩm chất đạo đức tốt đẹp của chủ nhà, thưởng thức phong cảnh và đàm đạo hay viết văn hoặc làm thơ.

Trà đạo
Đến thời nhà Minh, người ta đổ nước trực tiếp vào ấm trà hay một tách trà có những lá trà rời rạc trong đó, làm trà uống đơn giản và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, hầu hết đơn giản chỉ uống trà hơn là nếm trà.

Có một người đàn ông tên là Lục Vũ trong thời nhà Đường, sau nhiều năm quan sát và nghiên cứu, ông ta đã viết một cuốn sách mang tên “Trà Kinh”. Cuốn sách tóm tắt một tập các phương pháp, từ trồng chè và hái chè để pha trà và nếm trà. Nó cũng mô tả ý nghĩa văn hóa sâu sắc của nghệ thuật trà, và tạo nên hình dáng đầu tiên của trà đạo. Người đời sau gọi Lục Vũ là ‘’Ông Tổ của trà’’.

Văn hóa trà phản ánh đặc điểm của văn hóa truyền thống phương Đông – sự kết hợp của “trà” và “Đạo”. Thời Trung Hoa cổ xưa, Đạo hiện diện trong tất cả các ngành nghề, và mọi người cũng quan tâm đến việc theo Đạo. Vì vậy, cũng có Đạo trong việc nếm trà.

Trà Đạo cụ thể là “hài hòa, tĩnh lặng, mãn nguyện và trung thực”, và xem “tĩnh lặng” là một cách thức để đạt đến trạng thái vô ngã. Sự yên lặng trong trà Đạo Trung Hoa là nói đến sự tĩnh lặng trong các cảnh giới tâm linh, cùng với sự yên lặng hay thanh thản bên ngoài. Miễn là duy trì sự yên tĩnh bên trong tâm hồn, ta vẫn có thể thưởng thức những câu chuyện, vui cười, và thưởng thức âm nhạc.

Văn hóa trà là một loại “văn hoá trung gian”, nơi mà trà có chức năng làm vật mang để truyền tải và tiếp tục tinh thần của văn hoá truyền thống của Trung Hoa. Giống như Lưu Trinh Lượng đời nhà Đường nói về 10 đức hạnh trong uống trà: “Trà mang theo đạo và trà có thể tinh luyện ý chí con người”.
(Theo Secretchina)
Thông tin tư vấn:
CÔNG TY TNHH LỘC TÂN CƯƠNG
Mã Số Thuế: 0312393412
Nhà Máy SX : Xóm Nam Hưng, Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

Tại Hà Nội:
Cửa hàng 1: 189 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
(Giờ mở cửa: 8h - 18h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

Tại TP.HCM:
Cửa hàng 2 : Số 589 Hoàng Văn Thụ , Phường 4, Q. Tân Bình, TP HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 21h, từ thứ 2 đến chủ nhật, ngày lễ làm bình thường)

Cửa Hàng 3 : 52A Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
(Giờ mở cửa: 8h - 17h, từ thứ 2 - thứ 7, nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

ĐT Hà Nội   : 024 7301 4747.

ĐT TP.HCM : 028 7300 4747.

HOTLINE    : 0933 862 589.


Email: loctancuong@gmail.com
Website: loctancuong.com 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét