Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Đồi chè vùng Tân Cương Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thái nguyên - Đệ nhất Danh Trà

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Trà Thái Nguyên - Thơm,Ngon, Đậm đà hương vị việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chè Búp - Đặc sản vùng đất Tân Cương-Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Văn hóa thi Cây Chè Đẹp tại Sứ Trà Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

[Chè Thái Nguyên] - Chè Thái Nguyên tự nó đã ngon rồi


Hội rước chè tại Thái Nguyên
       Người Nhật có trà đạo, người Trung Quốc có trà kinh, người Việt Nam tự hào với trà phong...
      Là văn hoá, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thưởng trà. Ví như người Trung Quốc tự hào có vùng chè nổi tiếng ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang... thì người Việt Nam tự hào có vùng chè Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ...

     Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất nước vẫn là chè Thái Nguyên - vùng quê nửa đồng, nửa núi có câu chuyện tình huyền thoại chàng Cốc, nàng Công, tha thiết yêu đương mà không có phận. Để chàng Cốc hoá Núi, nàng Công hoá dòng nước tắm tưới cho vùng đất Thái Nguyên nên thơ - Sản sinh ra cây chè, bền bỉ chắt gạn từ lòng đất vị tinh tuý một tình yêu thuỷ chung.

       Nhẩn nha uống trong đêm hội, bạn bè người tỉnh ngoài chợt bật lên câu hát về chuyện tình nàng Công, chàng Cốc, đằm thắm, dịu ngọt mà chát đắng thứ menb được tắm tưới bằng nước mắt của tình yêu.
        Cũng bởi lẽ khát khao quyện hoà tình yêu đôi lứa, như khí hậu, đất đai dung hoà làm nên một thứ trà khi tra vào ấm thấy vị cốm thơm của lúa nếp mùa tháng mười, rót ra chén có màu xanh sóng sánh của ngọc lam, đặt chớm môi cảm nhận được vị chát, đắng theo đầu lưỡi vào huyết quản, rồi từ đó dư vị ngọt lan toả ngược trở ra.

        Cũng bởi thứ trà thơm ngon thuộc diện “đệ nhất” cả nước, nên đã là người Thái Nguyên, có mấy ai không tự hào về cây chè quê hương mình. Dù đi tới chân trời, góc bể, người Thái Nguyên thường mang theo bên mình ấm trà đãi đằng bạn tứ phương.

Vâng! Tình yêu của con người dành cho nhau, và dành cho thiên nhiên. Cụ thể hơn thì đó là tình yêu của người Thái Nguyên dành cho cây chè. Minh chứng tình yêu ấy được trải nghiệm từ hàng trăm năm nay, qua bao phen “vật đổi sao rời”, người Thái Nguyên vẫn gắn bó với cây chè như bầu bạn tri âm, tri kỷ.

      Cả thời đoạn ngăn sông, cấm chợ, nông dân Thái Nguyên chưa sống được nhờ nguồn thu từ cây chè. Song bên từng hàng chè uốn lượn như vòng tay ôm lấy lưng đồi, người nông dân vẫn bươn bả cùng mưa, nắng chăm lo cho cây chè nảy búp xanh. Rồi, đất nước đổi mới, Nhà nước có chính sách thông thương, cây chè như người nằm ngủ lâu ngày, bật dậy, nhanh chóng trở thành một loại hàng hoá mang lại thu nhập cao cho người lao động.

Thưởng thức trà Thái Nguyên
     Bởi thế, từ những năm 1990 trở lại nay, cây chè được các cấp, ngành quan tâm đầu tư. Trực tiếp là người nông dân đã dành hầu hết những khu đồi đất rặt cỏ tranh, cỏ chỉ hoang hoá, hoặc vườn cây có giá trị kinh tế thấp được chuyển đổi sang trồng chè. Đến đầu mùa Xuân năm con Rắn 2013, lật sổ bộ thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh đã có hơn 17.000 ha chè, 16.000 ha đang cho thu hoạch, với năng suất ổn định 107 tạ/ha.

Năng suất chè ổn định, đương nhiên sản lượng cũng không thay đổi, đạt khoảng hơn 170.000 tấn búp tươi/năm, bằng gần 35.000 tấn chè búp khô. Bấm đốt tay làm phép quy đổi giản đơn, nếu mỗi cân chè bán được 200.000 đồng (giá trung bình tại thời điểm tháng 1/2013), mỗi năm, cây chè mang lại cho nông dân trong tỉnh số tiền 7.000 tỷ đồng chẵn. Không cần rao bán, tư thương nhiều vùng miền trong cả nước tìm về - bởi trà Thái Nguyên tự nó đã ngon rồi.

Khoan bàn chuyện các cụ nho nhã thuở xưa ẩm trà Thái Nguyên với bao kỳ công từ chọn nước dùng, ướp trà sen, pha trà đến cách thưởng ẩm. Cũng xin chưa bàn về việc kỳ công của hậu duệ bây giờ làm trà nghệ thuật đạt đỉnh giá hơn 10 triệu đồng/kg. Mà như thông tin của Hiệp Hội Chè Thái Nguyên, thì hiện dân mình đang sản xuất, chế biến chè theo 3 hình thức: Chế biến thủ công; chế biến công nghiệp và chế biến công nghệ cao.

Nhưng có lẽ với người sành trà thuần Việt, chắc chắn ấm trà ngon nhất phải được chế biến trên chiếc chảo gang truyền thống, bắt đầu từ công đoạn làm héo, làm khô đến lên mốc cho chè.
Nhưng phổ thông hơn vẫn là chế biến bán công nghiệp, bởi chè được ví như loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, phải có đôi bàn tay mềm mại của con người trực tiếp tác động vào mới cho được sản phẩm tinh.

Riêng lĩnh vực chế biến chè cũng có không ít chặng đường phát triển để giải phóng sức lao động con người. Xa xưa, tổ tiên mình hái lá chè mang phơi, cất, nấu nước uống dần. Khi các cụ thu hái búp non mang xao trên chảo thì có lẽ đó là một phát minh lớn đối với lịch sử ngành chè Việt Nam - phát minh đó thuộc về dân gian.
Sao chè bằng mô tơ điện
     Sau nữa, người trồng chè liên tục cải tiến cách chế biến, như việc thay chảo gang bằng tấm tôn phẳng, rồi máy tôn quay bằng sức người, sau nữa được cải tiến thêm mô tơ kéo. Rồi thay vì vò chè bằng đôi chân trần nhờ máy vò chạy điện, người trồng chè được giảm bớt mồ hôi.

      Cơ bản là cách chế biến truyền thống có thiết bị máy móc phụ trợ, nên chè Thái Nguyên, như số liệu tổng hợp của Hội Nông dân tỉnh, tại thời điểm này, sản phẩm chè của nông dân vẫn chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước.

     Số lượng chè được xuất bán ra thị trường thế giới chưa đáng kể, đạt khoảng gần 7.000 tấn/năm, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Tuy chưa mang về được nhiều ngoại tệ cho quê hương, song chè Thái Nguyên không bị để tồn lưu từ năm này sang năm khác, mà luôn đắt hàng với ngay khách ẩm trong cả nước.

     Trà Thái Nguyên tự hào có hương vị riêng, dù cây chè ấy được trồng ở đất Minh Lập (Đồng Hỷ), Phúc Thuận (Phổ Yên), La Bằng (Đại Từ) hay ở các xã thuộc vùng chè Tân Cương, chè đều có dư vị mang tên trà Thái.

“Đệ nhất danh trà”, không phải người Thái Nguyên “vỗ ngực khoe của báu”, mà bởi trà Thái Nguyên tự nó toả hương đến mọi miền cả nước. Dù đi bằng con đường nào, người thưởng ẩm là ai, đại gia phong lưu hay kẻ chân trần khất thực, trà Thái Nguyên vẫn toả thơm, ngất ngây hồn vía bao con người.


Sao chè, nghề lắm công phu


      Xưa nay, đối với những người mê uống chè, mỗi khi được thưởng thức ấm chè ngon có thể coi là niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, để có được hương vị ấy, cần rất nhiều tâm huyết, công sức của những người sao chè. 

Nhọc nhằn và kỳ công
Đó là nhận xét của bất cứ ai từng chứng kiến hay đã trải qua công việc sao chè. Công việc này đâu chỉ đơn giản là đổ chè tươi vào hộc sắt (xoong cỡ lớn) rồi đốt lửa và đợi cho khô là thành sản phẩm. Nó phải trải qua nhiều công đoạn để có những cánh chè thơm ngon, ngậy hương. Người “sành chè” có khi chỉ nhấp thử một ngụm cũng biết chè ngon hay dở, sao đủ lửa hoặc kém lửa.

    Bà Nguyễn Thị Viện ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình), người có nhiều kinh nghiệm sao chè cho biết: “Tôi theo nghề này đã ngót 20 năm nay. Ngày trước, sao chè rất vất vả cực nhọc do phải làm thủ công. Từ khâu hái cho đến khi có được mẻ chè ngon thì đôi vai, tay, chân của người làm lúc nào cũng đen sạm. Chè hái về rồi, phải cho vào chảo gang hoặc hộc cỡ lớn sao tái, sau đó đem vò cho cánh chè cuộn lại. Vò xong lại cho vào chảo để sấy khô, chè khô rồi lại ngồi xát bằng rổ tre cho nhỏ cánh, sau đó tách ra thành từng loại chè khác nhau như: chè búp, chè cục, chè cám...”.

“Của một đồng công một nén”
Sao chè thời nay tuy nhàn hơn nhưng không phải cứ “ngồi chơi xơi nước” là ra sản phẩm. Không còn vò võ một người bỏ công sức làm từ A đến Z do có sự phân công lao động hợp lý, đưa máy móc vào sản xuất. Nhưng không có nghĩa là hết nhọc nhằn.

Cũng lại là khâu hái chè, bây giờ chè tươi khá sẵn, có thể mua được với số lượng lớn. Người đi mua phải nắm chắc giá cả, nếu không nguy cơ thua lỗ là rất cao và phải có kinh nghiệm chọn chè để biết loại nào ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Sao chè
      Anh Phạm Xuân Lộc, chủ một cơ sở chế biến chè ở tiểu khu CK2 (Lương Sơn - Hòa Bình) bộc bạch: “Thông thường khi đã có chè tươi rồi, quy trình sao, sấy phải qua 5 khâu chính: sao tái, vò cuộn, sấy khô, phân loại, đánh mốc. Nghĩa là chè tươi được cho vào lô tròn sao tái, tiếp đó chuyển sang cối để vò cho cánh chè cuộn lại rồi mới cho vào lô để sấy khô, sấy khô xong lại chuyển qua khâu phân tách từng loại chè. Cuối cùng mới chuyển vào máy để đánh mốc lấy hương cho chè”.

Đó mới là lý thuyết, còn trên thực tế, ở mỗi công đoạn lại phải thực hiện quy trình lặp lại không chỉ một lần. Ví như khâu phân loại chè, sau khi sấy khô, sẽ được đưa ra sàng, sảy cho hết những vụn nhỏ - xuất hiện trong công đoạn vò và sấy khô vì nếu để lẫn như vậy đến khi cho vào đánh mốc chúng rất dễ bén lửa, cháy khét. Mà đã cháy khét thì coi như đổ cả mẻ chè.

Đương nhiên, sao chè bằng máy năng suất lớn hơn gấp nhiều lần so với làm thủ công. Nhưng theo bài toán tỷ lệ thuận, số lượng sản phẩm cũng vì thế mà tăng lên, và do đó công sức bỏ ra cũng nhiều hơn. Đó là điều dễ nhận thấy nhất về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người sao chè. Nhưng dù vậy, người dân các vùng chè luôn cố gắng để có mẻ chè ngon, không chỉ vì cuộc sống hàng ngày mà còn lưu giữ một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt.

Kỹ thuật trồng chè và chăm sóc chè


Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, vì vậy việc chọn giống chè tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng sẽ cho hiệu quả cao.

1.Chọn giống

- Chọn giống chè có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng mạnh với điều kiện đất trồng của địa phương.

- Là những giống có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu công nghệ chế biến hiện tại (chè đen, chè xanh, chè Ô long...) của thị trường.

- Giống chủ yếu phải được nhân vô tính theo biện pháp giâm cành chè trong túi bầu đất.

- Phải được trồng theo quy trình trồng trọt tiên tiến, thâm canh cao theo xu hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV.

2. Kỹ thuật trồng
Chọn đất trồng: Đất trồng chè phải có tầng canh tác trên 80cm, kết cấu tơi xốp; có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm; độ dốc bình quân dưới 25o; pH 4- 6.

Mật độ: Mật độ trồng chè tuân thủ theo nguyên tắc: với giống tán nhỏ thì trồng dày, tán lớn thì trồng thưa; đất có độ dốc lớn trồng dày, dốc nhỏ trồng vừa phải; canh tác thủ công có thể trồng dày, còn dùng cơ giới phải chọn mật độ phù hợp với tính năng của máy; đầu tư phân bón cao, có tưới nước trồng mật độ vừa phải; chu kỳ kinh doanh theo hướng nhanh thu hồi vốn thì trồng mật độ dày.

Cách trồng:
- Trồng chè cành: trên rạch chè đã bón phân lót và lấp đất ta bổ hố rộng 20cm, sâu 20-25cm, khoảng cách giữa các hố dày hay thưa tuỳ yêu cầu; bóc túi PE, giữ nguyên bầu đất, đặt bầu chè quay theo hướng thuận lợi, lấp đất lèn chặt xung quanh, rồi lấp một lớp đất tơi xốp kín lên mặt bầu 1cm, sau trồng tủ cỏ rác theo rạch chè rộng 40cm và tưới cho chè; thời vụ trồng từ tháng 8-10.

- Trồng chè hạt: ngâm hạt trong nước 12 tiếng trước khi gieo; có thể gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt rồi đem gieo; những rạch chè sâu 10cm được bón lót và lấp đất: gieo 4-6 hạt/hốc, lấp đất sâu 3-4cm; sau đó tỉa những cây xấu, còn 2-3 cây/cụm, tủ cỏ rác để giữ ẩm; thời vụ trồng hạt tốt nhất từ 15-10 đến 15-2.

Chăm sóc chè
Chăm sóc: Dự trữ một lượng giống chè để trồng dặm bằng 10% số cây đã trồng. Thường trồng dặm vào tháng 8-9 và 2-3, chọn ngày râm mát, đất đủ ẩm để trồng. Trồng dặm kích thước hố 30x30x30cm; bón 1kg phân chuồng hoai/hố; đặt bầu cây, lấp đất, lèn chặt, phủ đất mỏng lên trên, tủ gốc bằng cỏ rác.

- Với chè kiến thiết cơ bản tuổi 2-3 có thể trồng dặm bằng bầu to với kích thước túi PE 18x25cm với tỉ lệ 3 phần đất + 1 phần phân (0,3kg P/C + 20g lân/bầu); chọn giống chè cùng nương chè trồng dặm 9- 10 tháng tuổi, thời gian ươm 7-8 tháng.

Phòng trừ cỏ dại:
- Tủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.
- Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Nước chè, kẹo lạc và hạnh phúc bình dị

     Trời mưa, với những gia đình khác thì buồn tẻ nhưng với gia đình tôi thì lại là cơ hội để để cả nhà ôn lại kỷ niệm và những câu truyện ngày xưa của bố mẹ. Ngày đó mẹ tôi thường làm món kẹo lạc vừng, vì đó là món "  tủ"  của mẹ.

     Để bắt đầu làm món kẹo lạc mẹ và tôi đã phải chọn những hạt lạc mẩy và ngon nhất rồi mang  mang rang lên thơm phức, rang xong mẹ trà những hạt lạc với nhau rồi xẩy thật sạch vỏ. khi đã sạch rồi mẹ lại cho vào chảo và đổ mật mía lên, mẹ không quên cho thêm ít gừng tươi đã giã nát và quấy đều lên, sau đó mẹ rác những hạt vừng thơm ngon lên trên cùng, đun một lúc thì mật mía và lạc và vừng quánh lại với nhau nhìn rất hấp dẫn và mùi hương tỏa ra thơm phức.


      Chiếc mâm nhôm và bột thính ( gạo rang chín rồi xay thành bột) đã được mình chuẩn bị xong, mình rác một lượt bột thính xuống mâm và mẹ đổ keọ ra, lúc này kẹo rất dẻo và phải đợi cho nó rắn lại. chỉ khoảng 30 phút sau là cả mảng kẹo to đã rắn lại. Khi đó bố tranh thủ pha ấm trà nóng để trên bàn rồi mang dao ra để cắt kẹo lạc thành từng miếng vuông nhỏ, mẹ lại lấy bột thính để rác vào kẹo thêm lần nữa để tránh không cho kẹo dính vào nhau và vậy là quá trình làm kẹo của cả nhà mình đã xong, mình sắp kẹo ra đĩa để chuẩn bị tiệc "Trà nóng - Kẹo lạc" của gia đình. 3 đứa em của mình xí xớn chạy xung mấy đĩa kẹo lạc với vẻ thích thú và tán dương tài nấu kẹo lạc của mẹ. Bố cũng thừa cơ nịnh hót mẹ "Ai  làm kẹo mà ngon thế?" mình thấy niềm hạnh phúc và vẻ tự hào trong mắt mẹ, cả nhà mình cười thật to và quây quần ở ngoài mái hiên. Ấm trà của bố vừa pha dường như đã ngấm hết tới từng cánh trà, mình ngồi rót trà cho bố mẹ, hương thơm của trà cùng với mùi thơm của kẹo lạc hòa lẫn với tiếng cười của gia đình làm mình cảm xúc của mình trào dâng, thật ấm ám và hạnh phúc.


     Ăn một miếng kẹo lạc ròn tan có mùi thơm bùi bùi của lạc quyện với hương vị của gừng và uống thêm một ngụm trà thơm ngát, vị ngọt của kẹo kết hợp với vị chan chát của của nước chè làm mình thích thú lắm. Cả nhà vừa ăn, uống vừa nói chuyện rôm rả và cười vui vẻ, Những lúc như vậy mình thấy cuộc sống sao đẹp thế? bố mẹ dường như quên đi hết nhọc nhằn để nuôi 4 đứa con ăn học mà chỉ còn lại tiếng cười hạnh phúc.


       Khi lớn lên, đi học nơi đô thị, mình nghĩ rằng tập tục đó không có ở nơi này mà chỉ có ở quê mình, nhưng không phải vậy, nét đẹp đó vẫn còn ở trên những vỉa hè Hà Nội, đó là những quán "Trà đá" nhỏ, chỉ khác là không phải  kẹo lạc đơn thuần như mẹ mình làm mà là kẹo lạc làm từ các công ty sản xuất bánh kẹo với nhiều mẫu mã khác nhau nhưng hương vị bùi bùi, ngậy ngậy của kẹo lạc thì vẫn còn nguyên đó, còn trà thì cũng có nhiều loại trà hơn và đặc biệt là có thêm trà đá mà ở quê mình chưa bao giờ uống.

      Mỗi lần nhớ quê mình thường rủ mấy đứa bạn ra quán trà đá - kẹo lạc ở cổng trường ngồi nhâm nhi, hàn huyên tâm sự, và quán trà đó bao giờ cũng đông khách và nhiều tiếng cười

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nước chè xanh và câu truyện

     "Hồi ôn thi Đại học tôi ở trọ nhà bà, căn nhà không rộng nhưng ấm cúng sạch sẽ. Bà có quán nước nhỏ bán bánh kẹo chè thuốc cho khách vãng lai. Quán nhỏ, tranh tre nứa lá thôi nhưng lúc nào cũng đông khách".
    Những lúc rỗi giúp bà hái, rửa chè mới thấy hết cái tận tâm tỉ mẩn của công việc tưởng nhẹ nhàng. Đầu tiên phải chọn những lá chè già ngả màu xanh đen sau đó rửa đi rửa lại nhiều lần. Khi nước trên ấm sôi bắt đầu vò chè thả lên cô thêm một lúc, nước rót ra có màu xanh sóng sánh như mật ong phải hòa thêm nước sôi mới uống được. Buổi trưa hè oi ả thưởng thức vài phong kẹo lạc nhâm nhi bát nước chè tự nhiên thấy thú vị vô cùng, bao toan tính vụn vặt cũng qua đi chỉ còn dư vị ngọt ngọt chát chát trên đầu lưỡi.
Bà đang rót nước chè
     Những lúc ấy tôi lại được nghe bà kể chuyện ngày xưa. Những câu chuyện có thật từ chính cuộc đời ngót thế kỷ của bà: “Ngày xưa cũng nhờ bát nước chè này mà lấy đồn Dốc Miếu đấy, nghiện nước chè của tao nên đồn trưởng, đồn phó cho đến lính tráng lúc nào cũng tấp nập, giữa quán là căn hầm bí mật cho hai trinh sát của ta thường trực, thế là bao nhiêu chuyện mà bọn chúng bô bô với nhau đều được ghi lại không thiếu một chi tiết dù là nhỏ nhất...”.

     Chiến tranh kỳ lạ thật, nó đã dệt nên bao câu chuyện giữa đời thường, những con người bình dị như bà, dư vị chè xanh thơm thơm đầu lưỡi bỗng chốc trở thành huyền thoại. Có lẽ đất trời sông núi nơi đây, hào khí nghìn năm hội tụ đã sinh ra những người con anh dũng.

     Bà nhìn vào một cõi xa xăm, đôi mắt đục mờ ngân ngấn nước: “Các anh ấy cũng độ mười tám đôi mươi như tụi bay giờ. Ngày họ tiến vào giải phóng Đông Hà đã ăn uống gì đâu, chỉ kịp nhấp ngụm chè xanh, rồi tất tả chạy, hẹn ngày giải phóng về đây giúp mạ bán nước chè, nhưng nào thấy ai trở lại”.
Quán trà xưa
     Quán nước của bà giờ là điểm hẹn cho những người đi xa về ghé vào uống nước nói dăm ba câu chuyện phiếm, là điểm dừng chân chờ xe cho những người ra Bắc, vào Nam và nhất là đám học trò trường huyện như chúng tôi. Trước khi vào lớp ghé quán ăn kẹo lạc, đi học về ghé quán ăn bánh mì chờ nhau, quán nhỏ vì thế lúc nào cũng tíu tít tiếng cười. Trong đám có đôi nào không chịu học hành, có tình có ý với nhau bà biết hết, lúc đầu bà nhẹ nhàng khuyên bảo nên tập trung vào việc học đã, nếu không nghe, bà mắng, mắng sa sả không nể nang gì. Nhiều đứa ngượng không dám lôi thôi nữa. Mắng thế nhưng bà thương như con cháu trong nhà nên không đứa nào giận, chỉ thấy buồn khi ngày qua lưng bà còng hơn, tóc bà bạc hơn vì năm tháng.

     Ngót mười năm hôm nay mới có dịp về ngã ba xưa, phố xá cảnh sắc giờ đã đổi khác. Bà đã về với tổ tiên. Quán nhỏ ngày xưa giờ thay thế bằng quán karaoke máy lạnh hai tầng sang trọng. Biết cuộc sống là có sự đổi thay, là có sinh ly tử biệt nhưng sao vẫn thấy buồn. Thèm bát nước chè thơm thơm ngọt ngọt và nghe bà kể chuyện ngày xưa.

Cơm Trà Xanh "Ochazuke"-Văn hóa Nhật Bản


     Món cơm trà xanh này được gọi là Ochazuke (hoặc chazuke). “ocha” là món nước trà mà chúng ta hay uống. Xem phim Nhật – Hàn nhiều, các bạn hẳn nhận ra rằng người Nhật Bản cũng như người Hàn Quốc rất yêu thích các món cơm trộn đúng không nào? Tại Nhật Bản, Ochazuke được xem là món cơm trộn chế biến nhất và vô cùng được yêu thích. Ochazuke được dùng chế biến trong các bữa trưa hay khi người ta có ít thời gian để chuẩn bị. Và ngoài ra thì tại Hàn Quốc, Trung Quốc…một số vùng cũng có thói quen ăn cơm chan với nước trà nhưng thành phần cơm trộn của họ cũng khác với người Nhật Bản.

     Thường được ăn vào mùa lạnh, trà nóng quyện với các thành phần không thềEthiếu sau của Ochazuke khiến món ăn được yêu thích trên khắp các vùng của nước Nhật. Một bát cơm Ochazuke được tạo nên bởi các thành phần cơ bản sau: cơm nóng – rong biển – lát cá hồi – thịt lợn – mơ muối – một số hải sản sống (mực, trứng cá…)…và đương nhiên không thể vắng mặt thành phần nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh thôi nhé. Như vậy mới không làm mất đi vị của các thành phần trong món cơm trộn đặc trưng này.

     Ngoài ra người ta có thể dùng thêm, chế biến thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng. Wasabi cũng có thể được trộn thêm trong món cơm này nếu có các hải sản sống, hải sản nướng…trong món ăn.

      Có một bộ phim Nhật được làm từ những năm 50 khá nổi tiếng. Phim kề về sự rạn nứt của một cặp vợ chồng khi người vợ cảm thấy buồn tẻ với cuộc sống bên cạnh người chồng hiền lành của mình. Nhưng rồi trải qua rất nhiều sự việc, cô ấy mới dần nhận ra phẩm chất tốt đẹp của chồng mình. Cái vẻ ngoài nhàm chán, tường chừng là “nhạt nhẽo như món cơm Ochazuke” vẫn có những điều khiến cho người ta phải yêu thích và say mê, như những gia vị nêm nếm cay nồng của aji (ớt), umeboshi (mơ muối), wasabi (mù tạt)…vậy.

       Món cơm này phổ biến từ thời kỳ Heian nhưng phải tới thế kỷ 17, thuộc thời kỳ Edo, nước trà mới chính thức trỏ thành nguyên liệu chính tạo nên sự độc đáo của món ăn. Từ những năm 70, tại Nhật Bản, những gói gia vị ăn liền chứa sẵn các thành phần của Ochazuke xuất hiện, giúp món cơm “dề làm – dề ăn” này ngày một trở nên phổ biến trong đời sống ẩm thực Nhật Bản, vốn luôn chú trọng sự cầu kỳ và tinh tế.
Một ngày cuối tuần trời nổi gió mùa, cảm giác lười nấu những món có cách làm phức tạp, cầu kỳ, mà lại ngán những món bún, mỳ ăn rất mau …Bạn có thể tự làm cho mình một bát cơm trộn chan nước trà xanh Ochazuke đề thưởng thức mà không mất quá nhiều công sức chuẩn bị.
Sưu tầm: loctancuong.blogpost.com