Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Đồi chè vùng Tân Cương Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thái nguyên - Đệ nhất Danh Trà

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Trà Thái Nguyên - Thơm,Ngon, Đậm đà hương vị việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chè Búp - Đặc sản vùng đất Tân Cương-Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Văn hóa thi Cây Chè Đẹp tại Sứ Trà Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

"Đế quốc trà" và " Câu chuyện"


      Sau nước uống, trà (còn gọi là chè) là một trong những thức uống phổ biến nhất trên hành tinh. Và đó mới chỉ là một khía cạnh nhỏ trong lịch sử lâu dài của món thức uống này. Trước khi chúng ta có những cái bao trà để nhúng vào nước nóng, cái gọi là ''lá cây thơm ngát" đã là đề tài làm say mê biết bao nghệ nhân tạo nên những bình sứ thời xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Thời đó, trà còn được biết có nhiều công dụng như làm giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng qua đường nước uống; là chất xúc-tác khuyến khích cho các tay thực dân Âu châu; là chất châm ngòi cuộc chiến tranh Á phiện; là cảm hứng cho cho những nhà thiết kế thuyền bè vào thế kỉ 19th; và cung cấp sinh lực cho cuộc Cách mạng kĩ nghệ. Gần đây hơn, dĩ nhiên, trà còn được giới nghiên cứu y khoa ban cho một phước lành: là loại thức uống giàu chất phản-oxy, tức có lợi cho sức khỏe.
Văn hóa dùng trà ở thế kỷ 19 (ảnh minh họa)
     Nhưng khả năng tồn tại của trà không chỉ vì những hiệu năng thực tế như nêu trên. Trong hơn hai ngàn năm, giới thành thạo về trà đã tìm thấy trong trà một giá trị tinh thần cực kì đẹp đẽ. Như Kakuzo Okakura từng viết trong cuốn sách cổ điển có tên là "Quyển sách về Trà" xuất bản vào năm 1906: "Trà đạo là một giáo phái được sáng lập dựa trên lòng tôn thờ cái đẹp, cái đẹp giữa những thực tế nhớp nhúa trần ai."

Hai cuốn sách mới xuất bản mới đây của hai tác giả người Anh làm cho chúng ta hiểu rõ hơn giá trị tinh thần của trà. Quyển "Đế quốc trà" của Alan Macfarlane và mẹ ông, bà Iris Macfarlane, mở đầu với một hồi kí ngắn nhưng cảm động của Iris về nhận thức văn hóa mà bà mang theo cùng chồng đến nông trại trồng trà Assam. Bà viết: "Tôi lớn lên với tất cả những mưu mẹo, những lời nói hoa mĩ: rằng ‘Bên ấy ở Ấn Độ’ có những người da ngăm thấp kém không thể cứu chữa, những người rất may mắn được chúng ta cai trị". Sau đó, quyển sách mô tả tình trạng đối xử tàn bạo đối với những công nhân làm việc trong các nông trại trồng trà, làm cho những hồi tưởng của bà thêm buồn bã.

" Trà: Nghiện, Bóc lột, và Đế quốc," của Roy Moxham, một người từng quản lí đồn điền trồng trà ở Malawi, là một cuốn sách sử trà được trình bày một cách tao nhã và dễ thương, đặc biệt là chú trọng vào những biến động trong xã hội và những đợt di dân gian khổ theo các đồn điền trồng trà ở Ấn Độ và Tích Lan (nay là Sri Lanka). Moxham còn cung cấp cho chúng ta những thông tin mới nhất về tình hình chính trị và kinh doanh trà hiện nay.

     Cả hai sách tóm lược một cách súc tích lịch sử trà và những câu chuyện thần thoại bất diệt với thời gian. Cây trà – vâng, trong rừng nó là “cây trà”, và sau này vì nhu cầu sản xuất ở qui mô lớn trà được trồng một cách có tổ chức thẳng tấp bên sườn đồi – tiến hóa ở trong rừng thuộc vùng Đông Hi Mã Lạp Sơn. Những lá cây, trước đây người ta nhai để giữ sự tĩnh thức, và cuối cùng là pha chế thành thức uống. Bành trướng sang Trung Quốc, thức uống này được các nhà sư Phật giáo tiếp nhận như là một phương thức để tập trung tâm trí. Khởi đầu thế kỉ thứ 7 trước Công nguyên, trà bành trướng sang các tu viện Nhật Bản, nơi mà theo như mẹ con Macfarlane, "nó trở nên một trung tâm huyền bí và lễ nghi thần bí, xả thân và đạt đến sự hư không!"

    Như cả hai cuốn sách thuật lại, các nhà buôn bán Tây phương để ý đến trà vào khoảng thế kỉ 17. Năm 1660, một tờ báo Anh viết bài “Vertues of the Leaf TEA” (Ưu điểm của lá trà): “Nó làm cho cơ thể linh lợi, và cường tráng. Nó giúp chống lại nhức đầu, chóng mặt, và choáng váng . . . . Nó chế ngự ác mộng, làm cho não thoải mái, và tăng cường trí nhớ” Trong vòng một thế kỉ, tuyên truyền y khoa phát triển thành một nghệ thuật nhử cái đẹp, và trà nhảy tót lên một giai cấp mới. Như Samuel Johnson từng viết, "Ngay cả một người phụ nữ bình thường nghĩ rằng chị ta chưa có một buổi ăn sáng hoàn chỉnh nếu không có trà."
Trà vào buổi sáng
    “Đế quốc trà” phân tích một cách dí dỏm sắc nước của trà và qua đó suy luận về vai trò của trà trong việc duy trì một hệ thống trật tự xã hội theo đẳng cấp ở Anh. Tác giả còn tìm cách trả lời một câu hỏi bất diệt: Có phải quả thật trà đã thuần hóa người Anh? Có phải trà làm cho những người da trắng, ham ăn thịt đỏ và uống bia trở thành những người hiền lành hơn và dễ mến hơn?

    Không. Đó là câu trả lời. Những người Anh chủ đồn điền trà khinh miệt công nhân người bản xứ, họ cho đó là những cu-li (coolies). Họ đối xử tàn bạo đối với những phu người địa phương và gây cho cái chết cho hàng trăm ngàn người. Theo thống kê của Moxham, cho đến năm 1900, hơn 200 ngàn mẫu trà được khai khẩn và trồng trong rừng Assam, và nó làm mất đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người phu Ấn Độ nhưng chỉ vài mạng người Anh. Đó chỉ là một thảm nạn trồng trà ở vùng Assam; nhiều thảm nạn còn xảy ra ở Darjeeling, Tích Lan (Ceylon), và nhiều nơi khác.

    Qui trình sản xuất trà ở Ấn Độ được mô phỏng theo tổ chức kĩ nghệ sau cuộc Cách mạng kĩ nghệ: giờ làm việc dài, điều kiện làm việc cực xấu, và thiếu an toàn. Macfarlane viết: “Công nhân trở thành một phần của bộ máy sản xuất khổng lồ. Trong bộ máy đó họ là những con người làm việc không hồn. Cái giá nhân sinh mà con người phải trả cho những công việc nhàm chán và không cần đến trí óc, đó là chưa kể đến tình trạng công nhân phải đứng hết giờ này sang giờ khác để hái trà. Thật khó tưởng tượng nổi!”
Công nhân làm việc tại đồi trà

    “Trà: Nghiện, Bóc lột, và Đế quốc” kể lại kinh nghiệm trồng trà của Moxham ở Phi châu. Qua phần giới thiệu, độc giả sẽ biết thêm những gì đã xảy ra cho tác giả trong năm đầu tiên trồng trà của tác giả. Cũng giống như rất nhiều hồi kí trồng trà khác, nhưng khác với trường hợp của Iris Macfarlane, Moxham mô tả sống động hơn và thật hơn. Nhưng tác giả không mấy thành công trong việc diễn dịch những kinh nghiệm cá nhân mình hay ý nghĩa của những câu chuyện mà tác giả muốn chuyển đến người đọc là gì.

Song, đó chỉ là một vài nhược điểm nhỏ của hai cuốn sách rất có giá trị trong lịch sử trà trên thế giới. Đọc cả hai cuốn liên tiếp, người đọc sẽ cảm thấy đề tài trà hay trà đạo sẽ cực kì thú vị.
NVT

(*) Một phần bài này được trích dẫn từ bài viết về trà của Madeline Drexler, đăng trên tờ Boston Globe, số ra ngày 30 tháng 5 năm 2004.

“The Empire of Tea: The Remarkable History of the Plant That Took Over the World” của Alan Macfarlane and Iris Macfarlane, Nhà xuất bản Overlook.

“Tea: Addiction, Exploitation, and Empire” của Roy Moxham, Nhà xuất bản Carroll & Graf.
Sưu tầm: loctancuong

Trà trong lịch sử văn hoá Việt Nam



Toàn thế giới có 40 nước trồng trà và kho dữ liệu trà của Trung Quốc đã khiến người ta cho rằng đó là quê hương của cây trà. Nhưng các tư liệu cổ và những kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học nước ngoài cùng Hiệp hội Chè Việt Nam đã chỉ ra rằng trà không xuất xứ từ Trung Hoa (không thấy cây trà thiên nhiên hay cây trà hoang ở châu thổ sông Hoàng Hà).

Quê hương của cây trà ở tận phương Nam. Mặc dù người Trung Hoa đã biết đến trà từ đời Chu nhưng mãi đến thời kỳ nhà Tùy, cây trà mới từ phương Nam (Nam Chiểu xưa) và Việt Nam (Nam Việt xưa) nhập vào Trung Quốc. Ðến đất Trung Hoa, trà được chăm sóc tinh vi và sau nhiều năm tháng, trà được đưa lên hàng nghệ thuật. Thứ nữa, theo tài liệu khảo cứu của Uỷ ban Khoa học Xã hội thì người ta đã tìm thấy dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000m so với mặt biển, có một vùng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Như vậy, có thể nói Việt Nam chính là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế giới. Ngay từ thế kỷ XVIII, Phạm Ðình Hồ đã viết về uống trà từ trước đó hàng nghìn năm. Nguyễn Tuân có tùy bút về trà, Thạch Lam viết về trà xanh, Cao Bá Quát chê người uống trà ướp hương. Ca dao thì nói: “Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà mạn hảo xem nôm Thuý Kiều”... Chàng trai xưa còn tự hào: “Anh đây hay tửu hay tăm, hay nước trà đặc hay nằm ngủ trưa...”. Trà là cái thú của người lịch lãm, trong đó trà mạn (thứ tốt là trà mạn hảo) mà trước thường quen gọi là trà Tàu là thứ trà quý nhất.


Lịch sử trà Việt

Trà có nhiều loại. Người nông thôn trồng mấy gốc trà bởi có thú ra vườn tuốt mấy nắm lá, hãm một nồi to, ăn khoai luộc, hút thuốc lào... Sang hơn có trà “mật vịt” (trà xanh pha đặc như mật con vịt). Trà hạt là nụ trà phơi khô, ủ vào tích có hoa cúc chi hoặc mấy lát gừng cho ấm giọng. Xoàng là trà bồm, lá già, tận dụng khi đốn đau cây trà để chờ lứa trà búp mới mùa xuân. Trà bánh còn “xoàng” hơn nữa, giống như một thời có loại chè ba hào hoặc nói vui "chín hào ba" (chín hào ba gói), nước vàng vàng mà không hương không vị. Người Nghệ An, Hà Tĩnh có tục mời nhau uống chè tươi, chè xanh vì họ coi trọng tình làng nghĩa xóm. Mùa hè nóng, đi làm đồng về, thứ quý nhất là bát chè xanh đặc pha chút đường. Trà mạn xưa cũng là trà lá già, sau ướp sen thành trà mạn sen là thứ quý. Thời bao cấp, trà loại hai đã là quý. Tết mới được phân phối mỗi gia đình một gói, trà loại một đã là mừng lắm, đó là Thanh Hương, Thanh Tâm, gói 50 gram. Hai loại trà ngon nhất Việt Nam là trà Thái Nguyên và Trà tuyết Suối Giàng bởi do đặc điểm vùng tiểu khí hậu, trà trồng ở nơi ấy có tỷ lệ đường, caffein nhiều hơn và tỷ lệ tananh (chất chát) ít hơn so với trà trồng ở các tỉnh khác.

Trà Tân Cương Thái Nguyên


Không chỉ là thứ đồ uống thơm ngon, trà còn là một loại dược thảo rất tốt. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong lá chè có chứa 20% tananh có tác dụng sát khuẩn mạnh, một lượng lớn caffêin, hợp chất thơm, tinh dầu cùng một số loại vitamin... Hai công dụng lớn nhất của lá chè là làm tăng tuần hoàn máu, tăng cường chức năng hoạt động của thận và giúp tế bào AND tái tạo, giảm bớt các đột biến gen có thể dẫn đến ung thư, chữa bệnh sâu răng, kích thích hệ thần kinh trung ương giúp cho tinh thần sảng khoái. Caffein trong trà giúp cho lợi niệu, dễ tiêu hóa, chữa chứng xơ vữa động mạch, loại trừ chất độc trong cơ thể, lưu thông khí huyết. Dân gian Việt Nam và Trung Quốc còn lưu truyền vô vàn cách chữa bệnh bằng chè. Người xưa có thơ rằng: Bán dạ tam bôi tửu / Bình minh sổ trản trà / Mỗi nhật cứ như thử / Lương y bất đáo gia (Mai sớm một tuần trà / Canh khuya dăm chén rượu / Mỗi ngày được như thế / Thầy thuốc xa nhà ta). Nhưng có lẽ trà quan trọng và nổi tiếng hơn chính vì ở nhiều nước, việc uống trà đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa, tiêu biểu là Văn hóa Thiền. Nét đẹp nhất của văn hóa Thiền tông là thế giới thuần khiết, thanh tịnh, tao nhã và êm dịu. Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội bởi vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Những lợi ích mà Trà mang lại

      Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng hằng ngày loại đồ uống này có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật.
                                     

     Do chứa các chất chống ôxy hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của tế bào. Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.

        Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Thứ đồ uống này cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh parkinson và hạn chế sự loãng xương ở người già.
                          
       Trà cũng được biết đến như một loại thuốc giải độc công hiệu. Trong Đông y, nó được dùng trong một số trường hợp nhiễm độc kiềm và thảo dược. Những người làm việc với tia phóng xạ vẫn xem thói quen uống trà hằng ngày là giải pháp tự bảo vệ mình trước các tia bức xạ độc hại. Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất axit tanic trong trà còn có tác dụng thu giữ, làm lắng đọng các gốc kim loại tự do, có thể dùng cho những người bị nhiễm độc kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Tình trạng nhiễm độc CO2 ở các lò than hay ngộ độc rượu cũng có thể giảm bớt nhờ uống trà đặc. Ngoài ra, chất tanin trong thứ đồ uống này còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy cấp.

      Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp.
loctancuong siêu tầm

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Trà xanh và sức khỏe


 Trà là một thức uống phổ biến vào hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau nước uống). Vì mức độ phổ biến của trà trong dân số, cho nên các nhà nghiên cứu y khoa rất quan tâm đến tiềm năng phòng chống bệnh tật của trà.  Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy trà có khả năng chống ung thư và tác dụng tích cực đến tim. Tuy nhiên, các nghiên về mối liên hệ giữa trà và sức khỏe ở con người vẫn còn rất ít và kết quả vẫn chưa rõ ràng hay dứt khoát. Một trong những lí do của tình trạng bất định trong các nghiên cứu trà ở con người là vấn đề thiết kế nghiên cứu, số lượng đối tượng ít, thời gian theo dõi ngắn ... Vì thế cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đủ dữ kiện để đi đến một kết luận đáng tin cậy. Để khắc phục các yếu điểm trên, các nhà nghiên cứu Nhật đã tiến hành một nghiên cứu qui mô ở 40.530 người và theo dõi một thời gian khá dài (trên 10 năm).
Giả thiết căn bản mà các nhà nghiên cứu đặt ra là: nếu trà xanh có tác dụng tích cực đến sức khỏe thì nó có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư gây và bệnh tim mạch, bởi vì hai bệnh này là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong dân số Nhật.
Công trình nghiên cứu được tiến hành ở quận Miyagi (thuộc vùng Đông Bắc nước Nhật). Khoảng 80% dân số quận Miyagi có truyền thống uống trà. Trong số này, gần phân nửa uống trà ít nhất là 3 tách một ngày. Các nhà nghiên cứu sử dụng một hệ thống thu thập dữ liệu gồm 40 câu hỏi về thói quen, thời lượng, tần số và lượng thức ăn và thức uống mà các đối tượng dùng hàng ngày. Đối với thức uống, họ hỏi đối tượng về dung lượng uống trà xanh, trà đen, và trà ô-long (oolong). Họ theo dõi các đối tượng trong 11 năm để ghi nhận số đối tượng qua đời và nguyên nhân tử vong.
      Kết quả nghiên cứu cho thấy ở 19.060 đàn ông, có 13.259 (gần 70%) người uống trà xanh ít nhất là 1 tách mỗi ngày. Ở phụ nữ, có 16.569 (77%) người uống trà xanh ít nhất là 1 tách mỗi ngày (xem bảng số 1 dưới đây).


Bảng 1. Tần số và thói quen uống trà xanh

Tử vong. Số liệu về mối liên hệ giữa trà xanh và nguy cơ tử vong được tóm tắt trong Bảng 2 dưới đây (tôi trình bày nguyên số liệu do tác giả cung cấp trong bài báo). Trong thời gian theo dõi (11 năm), các nhà nghiên cứu ghi nhận 2.668 tử vong ở nam giới và 1.541 tử vong ở nữ giới. Tỉ lệ tử vong tính trên 100 năm-người (person-years) ở nam giới là 1,51%, cao hơn khoảng 1,9 lần so với tỉ lệ ở nữ (0,78%).Phát hiện chính của nghiên cứu này có thể tóm lược qua các điểm chính sau đây:
Phân tích giữa hai nhóm (uống trà xanh và không uống trà xanh) cho thấy ở nam giới, những người uống trà xanh trên 4 tách mỗi ngày có tỉ lệ tử vong thấp hơn nhóm không uống trà xanh khoảng 12% và độ khác biệt này có ý nghĩa thống kê (tỉ số nguy cơ tương đối là 0.88 và khoảng tin cậy 95% là 0.78 – 1.00).
Ở nữ giới, tỉ lệ tử vong trong nhóm uống trà xanh là 0,76% và tỉ lệ này thấp hơn so với nhóm không uống trà xanh (0,83%). Tuy nhiên, chỉ co những người uống trên 5 tácn mỗi ngày thì độ khác bệit mới có ý nghĩa thống kê (tỉ số nguy cơ tương đối là 0.80 và khoảng tin cậy 95% là 0.68 – 0.94)

Bảng 2Tỉ lệ tử vong và tỉ số nguy cơ tương đối theo tần số uống trà xanh (số liệu theo dõi 11 năm)
Chỉ số thống kê
Tần số uống trà xanh mỗi ngày
Không uống
1-2 tách
3-4 tách
>4 tách
NamSố đối tượng
5801
4325
3895
5039
Năm-người
53348
39678
35984
47273
Số tử vong
747
541
584
796
Tỉ số nguy cơ tương đối
1.00
0.94
(0.82 – 1.07)
0.97
(0.85 – 1.10)
0.88
(0.78 – 1.00)
NữSố đối tượng
4901
4478
4944
7147
Năm-người
43779
40738
46137
67238
Số tử vong
362
331
336
512
Tỉ số nguy cơ tương đối
1.00
0.96
(0.81 – 1.15)
0.86
(0.72 – 1.02)
0.80
(0.68 – 0.94)

Chú thích: “Năm-người” ở đây là tạm dịch từ thuật ngữ “Person-years”. Để hiểu khái niệm năm-người, có thể xem một ví dụ 3 đối tượng sau đây: đối tượng A được theo dõi trong vòng 5 năm, đối tượng B được theo dõi trong 10 năm, và đối tượng C 7 năm. Do đó, tổng số năm-người là 5+10+7 = 22. Tỉ số nguy cơ tương đối (relative risk) ở đây có nghĩa là tỉ số giữa hai tỉ lệ tử vong. Chẳng hạn như tỉ số nguy cơ 0.80 (nhóm nữ uống trên 4 tách/ngày) có nghĩa là tỉ lệ tử vong trong nhóm này thấp hơn nhóm không uống trà khoảng 20%. Số trong ngoặc của tỉ số nguy cơ có nghĩa là khoảng tin cậy 95% (confidence interval). Khi khoảng tin cậy 95% hoàn toàn dưới 1 (như 0,68 đến 0,94) hay hoàn toàn trên 1 (như 1,10 đến 1,57) thì mối liên hệ có ý nghĩa thống kê (statistically significant); một khoảng tin cậy 95% dao động từ dưới 1 đến cao hơn 1 (như 0,72 đến 1,02) có nghĩa là mối liên hệ không có ý nghĩa thống kê.
      Tuy nhiên, tôi thấy các số liệu ở nam giới có vấn đề, và xu hướng tử vong có thể ngược lại những gì các tác giả này viết trong bài báo. Thật vậy, ở nam giới, những người uống trà xanh có nguy cơ tử vong cao hơn những người không uống trà xanh! Có thể sử dụng các số liệu trong Bảng 2 để làm vài tính toán đơn giản và thấy sự mâu thuẫn của các tác giả bài báo (xem bảng sưới đây). Như có thể thấy, tỉ lệ tử vong trong nhóm không uống trà xanh là 1,40% và trong nhóm uống trà xanh là 1,56%. Như vậy, nguy cơ tử vong trong nhóm uống trà xanh cao hơn 12% so với nhóm không uống trà xanh! Thật ra, có bằng chứng cho thấy nguy cơ tử vong có xu hướng tăng theo tần số uống trà xanh. Chẳng hạn như trong nhóm uống trên 4 tách / ngày, tỉ lệ tử vong cao hơn khoảng 20% so với nhóm không uống trà xanh. Do đó, có thể nói phát biểu của các tác giả về ảnh hưởng của trà xanh ở nhóm nam sai lầm nghiêm trọng. 

Bảng 2a. Tỉ lệ tử vong ở nam giới (phân tích lại)
Tần số uống trà xanh
Số năm-người (Person-years)
Số tử vong
Tỉ số tử vong trên 100 năm-người
Tỉ số nguy cơ
Không uống
53348
747
1,40
1,00
Uống 1-2 tách/ngày
39678
541
1,36
0,97
Uống 3-4 tách/ngày
35984
584
1,62
1,16
Uống trên 4 tách/ngày
47273
796
1,68
1,20
Nhóm uống trà xanh
122936
1921
1,56
1,12

Tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư. Do khó khăn trong việc xác định dữ liệu, các nhà nghiên cứu chỉ có thể phân tích tỉ lệ tử vong theo từng nguyên nhân cho 7 năm (chứ không phải 11 năm như tổng số tử vong). Số liệu về tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư được tóm lược trong Bảng 3 dưới đây.
Các số liệu này cho thấy có một xu hướng rõ rệt: uống trà xanh chỉ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe (hiểu theo nghĩa giảm tỉ lệ tử vong) ở nữ giới, và ngay cả ở nhóm nữ, ảnh hưởng đó chỉ được ghi nhận đối với nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch.


Bảng 3Tỉ lệ tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư, và tỉ số nguy cơ tương đối theo tần số uống trà xanh (số liệu theo dõi 7 năm)
Chỉ số thống kê
Tần số uống trà xanh mỗi ngày
Không uống
1-2 tách
3-4 tách
>4 tách
Nam
Số năm-người
36003
26885
24250
31718
Bệnh tim mạch
149
103
98
131
Bệnh ung thư
179
142
175
243
Tỉ số nguy cơ tương đối – tim mạch
1.00
0.88
(0.68 – 1.14)
0.84
(0.64 – 1.09)
0.78
(0.61 – 1.00)
Tỉ số nguy cơ tương đối – ung thư
1.00
1.02
(0.77 – 1.35)
1.13
(0.86 – 1.48)
1.04
(0.80 – 1.35)
Nữ
Số năm-người
29653
27558
31040
44995
Bệnh tim mạch
112
83
84
132
Bệnh ung thư
77
87
90
141
Tỉ số nguy cơ tương đối – tim mạch
1.00
0.84
(0.63 – 1.12)
0.69
(0.52 – 0.93)
0.69
(0.53 – 0.90)
Tỉ số nguy cơ tương đối – ung thư
1.00
1.27
(0.98 – 1.74)
1.09
(0.79 – 1.49)
1.07
(0.80 – 1.44)

Chú thích: Xem chú thích Bảng 2.
Tuy nhiên, khi phân tích lại các số liệu trên, tôi thấy một lần nữa, các tác giả này đã phát biểu sai. Trong thực tế, các số liệu trên cho thấy vài xu hướng như sau:
Đối với nhóm nam, không có sự khác biệt đáng kể nào về tỉ lệ tử vong vì bệnh tim mạch giữa nhóm uống trà xanh và không uống trà xanh. Nhưng tỉ lệ tử vong vì bệnh ung thư trong nhóm uống trà xanh, tính trung bình, cao hơn khoảng 36% so với nhóm không uống trà xanh! (Xem Bảng 3a).

Bảng 3a. Tỉ lệ tử vong ở nam giới (phân tích lại)
Tần số uống trà xanh
Số năm-người (Person-years)
Tỉ số tử vong trên 100 năm-người
Tỉ số nguy cơ (relative risk)
Tim mạch
Ung thư
Tim mạch
Ung thư
Nam
Không uống
36003
0,41
0,71
1,00
1,00
Uống 1-2 tách/ngày
26885
0,38
0,85
0,93
1,06
Uống 3-4 tách/ngày
24250
0,40
1,09
0,98
1,45
>4 tách/ngày
31718
0,41
1,21
1,00
1,54
Nhóm uống trà xanh
82853
0,40
1,06
0,97
1,36
Nữ
Không uống
29653
0,38
0,26
1,00
1,00
Uống 1-2 tách/ngày
27558
0,30
0,32
0,80
1,22
Uống 3-4 tách/ngày
31040
0,27
0,29
0,72
1,12
>4 tách/ngày
44995
0,29
0,31
0,78
1,21
Nhóm uống trà xanh
103593
0,29
0,31
0,76
1,18

Vài nhận xét
Đây là một nghiên cứu thú vị về tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe trong một cộng đồng tương đối lớn và được theo dõi khá lâu để có thể thu thập đủ số liệu cho phân tích. Thế mạnh của nghiên cứu này là một quần thể lớn, tỉ lệ người uống trà xanh khá cao, cho phép các nhà nghiên cứu có thể phân tích theo từng nhóm nhỏ.
Tuy nhiên, nghiên cứu này có quá nhiều khiếm khuyết và sai sót (dù được công bố trên một tập san y học hàng đầu trên thế giới, tức tập san JAMA). Những yếu điểm của nghiên cứu này có thể tóm lược qua vài điểm chính như sau:
  • Lượng trà xanh và thói quen uống trà mà các tác giả phân tích dựa vào sự cung cấp của các đối tượng, mà các nhà nghiên cứu không có cách nào để kiểm tra xem những thông tin đó chính xác cỡ nào. Thông thường các thông tin về lượng uống trà xanh không có độ chính xác cao, nhất là ở các đối tượng cao tuổi. Vì thế, các kết quả của nghiên cứu có thể thiếu tính khách quan.
  • Khoảng 10% đến 14% đối tượng mất liên lạc, cho nên các nhà nghiên cứu không thể phân tích toàn bộ quần thể mà phải dựa vào con số còn liên lạc được. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, bởi vì những người mất liên lạc có thể là những người mà sức khỏe không mấy tốt và kết quả phân tích có thể nghiêng về nhóm lành mạnh!
  • Các nhà nghiên cứu tỏ ra mâu thuẫn, thậm chí sai lầm, trong các phát biểu về ảnh hưởng của trà xanh như tôi đã chỉ ra trong phần trên.
Nói tóm lại, nghiên cứu này tuy qui mô nhưng có quá nhiều sai sót, cho nên mối liên hệ giữa trà xanh và sức khỏe vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

[Trà Thái Nguyên] - Văn hóa thưởng thức trà

Sứ Trà Thái Nguyên
        Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, Trà Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Và khi du khách đến thăm đất chè Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến sứ Trà Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì. Có thể nói rằng văn hóa uống trà ở mỗi nơi là mỗi khác, mỗi vùng miền lại có những văn hóa thưởng trà rất riêng, nhưng chúng ta không thể quên đi, bỏ qua văn hóa thưởng trà của người Thái Nguyên, bởi đây là cái nôi đã hình thành nên lịch sử của những cây chè, khi du nhập từ nước ngoài về, cũng từ đó văn hóa uống trà của người sứ trà Thái Nguyên hình thành và tạo nên một nét văn hóa mới trong nghệ thuật uống của người Việt nói chung. Với người Thái nguyên uống là một nghệ thuật và là một nét văn hóa cần phải được quan tâm, họ ý tứ trong từng cử chỉ và dáng điệu, từ cách tráng ấm, cho trà vào ấm, rót trà mời khách, rồi đến cách cầm chén trà, cách uống trà, điệu bộ khi uống cũng phải tươi tắn, thoái mái để có thể cảm nhận được hết cái hương vị ngọt ngào của chén trà. Tất cả những cái đó đã tạo nên một nét văn hóa đặc trưng riêng và làm nên bản sắc văn hóa Trà Thái nói riêng và văn hóa Trà Việt nói chung.
Nét văn hóa đặc trưng trong cách thưởng thức Trà của người sứ Trà Thái Nguyên
    Uống trà là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng đều biết được nghệ thuật uống trà này. Các chân trà nhân Thái Nguyên ngàn xưa và ngày nay vẫn rất chú ý đến nghệ thuật thưởng thức trà với nhiều loại trà cụ cần thiết, để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm về trà giống như các thiền sư, đây cũng là một nét văn hóa rất riêng trong cách thưởng thức trà của người Thái Nguyên. Dùng thìa gỗ hoặc tre múc trà cho vào ấm được gọi là Ngọc diệp hồi cung. Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước sôi. Ðiều này có dụng ý là giữ cho nước trong bình pha luôn luôn có độ nóng cao nhất. Trà khô bỏ vào bình loại đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là Cao sơn trường thuỷ, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa. Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm hạ sơn nhập thuỷ, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà. Khi dùng trà, phải rót sao cho các chén trà đều có nồng độ như nhau bằng cách kê khít các miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng đều các chén. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén Tướng (chén tống) rồi chia đều ra các chén quân. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hơi mất thời gian. Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là Tam long giá ngọc, người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống đưa chén sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng hớp một hớp nhỏ – Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy – Che miệng khi ăn, uống, cười, nói trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Đó là những nét độc đáo trong nghệ thuật uống Trà của người Thái Nguyên, nét văn hóa đặc trưng ấy đã làm nên một bản sắc bản sắc văn hóa rất riêng và khác biệt cho những con người nơi đây. Đồng thời nó cũng là thước đo cho sự phát triển của một nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia hay một khu vực.