Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Đồi chè vùng Tân Cương Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thái nguyên - Đệ nhất Danh Trà

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Trà Thái Nguyên - Thơm,Ngon, Đậm đà hương vị việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chè Búp - Đặc sản vùng đất Tân Cương-Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Văn hóa thi Cây Chè Đẹp tại Sứ Trà Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Những lợi ích mà Trà mang lại

      Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng hằng ngày loại đồ uống này có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật.
                                     

     Do chứa các chất chống ôxy hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của tế bào. Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.

        Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Thứ đồ uống này cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh parkinson và hạn chế sự loãng xương ở người già.
                          
       Trà cũng được biết đến như một loại thuốc giải độc công hiệu. Trong Đông y, nó được dùng trong một số trường hợp nhiễm độc kiềm và thảo dược. Những người làm việc với tia phóng xạ vẫn xem thói quen uống trà hằng ngày là giải pháp tự bảo vệ mình trước các tia bức xạ độc hại. Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất axit tanic trong trà còn có tác dụng thu giữ, làm lắng đọng các gốc kim loại tự do, có thể dùng cho những người bị nhiễm độc kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Tình trạng nhiễm độc CO2 ở các lò than hay ngộ độc rượu cũng có thể giảm bớt nhờ uống trà đặc. Ngoài ra, chất tanin trong thứ đồ uống này còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy cấp.

      Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp.
loctancuong siêu tầm

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Trà xanh và sức khỏe


 Trà là một thức uống phổ biến vào hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau nước uống). Vì mức độ phổ biến của trà trong dân số, cho nên các nhà nghiên cứu y khoa rất quan tâm đến tiềm năng phòng chống bệnh tật của trà.  Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy trà có khả năng chống ung thư và tác dụng tích cực đến tim. Tuy nhiên, các nghiên về mối liên hệ giữa trà và sức khỏe ở con người vẫn còn rất ít và kết quả vẫn chưa rõ ràng hay dứt khoát. Một trong những lí do của tình trạng bất định trong các nghiên cứu trà ở con người là vấn đề thiết kế nghiên cứu, số lượng đối tượng ít, thời gian theo dõi ngắn ... Vì thế cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đủ dữ kiện để đi đến một kết luận đáng tin cậy. Để khắc phục các yếu điểm trên, các nhà nghiên cứu Nhật đã tiến hành một nghiên cứu qui mô ở 40.530 người và theo dõi một thời gian khá dài (trên 10 năm).
Giả thiết căn bản mà các nhà nghiên cứu đặt ra là: nếu trà xanh có tác dụng tích cực đến sức khỏe thì nó có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư gây và bệnh tim mạch, bởi vì hai bệnh này là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong dân số Nhật.
Công trình nghiên cứu được tiến hành ở quận Miyagi (thuộc vùng Đông Bắc nước Nhật). Khoảng 80% dân số quận Miyagi có truyền thống uống trà. Trong số này, gần phân nửa uống trà ít nhất là 3 tách một ngày. Các nhà nghiên cứu sử dụng một hệ thống thu thập dữ liệu gồm 40 câu hỏi về thói quen, thời lượng, tần số và lượng thức ăn và thức uống mà các đối tượng dùng hàng ngày. Đối với thức uống, họ hỏi đối tượng về dung lượng uống trà xanh, trà đen, và trà ô-long (oolong). Họ theo dõi các đối tượng trong 11 năm để ghi nhận số đối tượng qua đời và nguyên nhân tử vong.
      Kết quả nghiên cứu cho thấy ở 19.060 đàn ông, có 13.259 (gần 70%) người uống trà xanh ít nhất là 1 tách mỗi ngày. Ở phụ nữ, có 16.569 (77%) người uống trà xanh ít nhất là 1 tách mỗi ngày (xem bảng số 1 dưới đây).


Bảng 1. Tần số và thói quen uống trà xanh

Tử vong. Số liệu về mối liên hệ giữa trà xanh và nguy cơ tử vong được tóm tắt trong Bảng 2 dưới đây (tôi trình bày nguyên số liệu do tác giả cung cấp trong bài báo). Trong thời gian theo dõi (11 năm), các nhà nghiên cứu ghi nhận 2.668 tử vong ở nam giới và 1.541 tử vong ở nữ giới. Tỉ lệ tử vong tính trên 100 năm-người (person-years) ở nam giới là 1,51%, cao hơn khoảng 1,9 lần so với tỉ lệ ở nữ (0,78%).Phát hiện chính của nghiên cứu này có thể tóm lược qua các điểm chính sau đây:
Phân tích giữa hai nhóm (uống trà xanh và không uống trà xanh) cho thấy ở nam giới, những người uống trà xanh trên 4 tách mỗi ngày có tỉ lệ tử vong thấp hơn nhóm không uống trà xanh khoảng 12% và độ khác biệt này có ý nghĩa thống kê (tỉ số nguy cơ tương đối là 0.88 và khoảng tin cậy 95% là 0.78 – 1.00).
Ở nữ giới, tỉ lệ tử vong trong nhóm uống trà xanh là 0,76% và tỉ lệ này thấp hơn so với nhóm không uống trà xanh (0,83%). Tuy nhiên, chỉ co những người uống trên 5 tácn mỗi ngày thì độ khác bệit mới có ý nghĩa thống kê (tỉ số nguy cơ tương đối là 0.80 và khoảng tin cậy 95% là 0.68 – 0.94)

Bảng 2Tỉ lệ tử vong và tỉ số nguy cơ tương đối theo tần số uống trà xanh (số liệu theo dõi 11 năm)
Chỉ số thống kê
Tần số uống trà xanh mỗi ngày
Không uống
1-2 tách
3-4 tách
>4 tách
NamSố đối tượng
5801
4325
3895
5039
Năm-người
53348
39678
35984
47273
Số tử vong
747
541
584
796
Tỉ số nguy cơ tương đối
1.00
0.94
(0.82 – 1.07)
0.97
(0.85 – 1.10)
0.88
(0.78 – 1.00)
NữSố đối tượng
4901
4478
4944
7147
Năm-người
43779
40738
46137
67238
Số tử vong
362
331
336
512
Tỉ số nguy cơ tương đối
1.00
0.96
(0.81 – 1.15)
0.86
(0.72 – 1.02)
0.80
(0.68 – 0.94)

Chú thích: “Năm-người” ở đây là tạm dịch từ thuật ngữ “Person-years”. Để hiểu khái niệm năm-người, có thể xem một ví dụ 3 đối tượng sau đây: đối tượng A được theo dõi trong vòng 5 năm, đối tượng B được theo dõi trong 10 năm, và đối tượng C 7 năm. Do đó, tổng số năm-người là 5+10+7 = 22. Tỉ số nguy cơ tương đối (relative risk) ở đây có nghĩa là tỉ số giữa hai tỉ lệ tử vong. Chẳng hạn như tỉ số nguy cơ 0.80 (nhóm nữ uống trên 4 tách/ngày) có nghĩa là tỉ lệ tử vong trong nhóm này thấp hơn nhóm không uống trà khoảng 20%. Số trong ngoặc của tỉ số nguy cơ có nghĩa là khoảng tin cậy 95% (confidence interval). Khi khoảng tin cậy 95% hoàn toàn dưới 1 (như 0,68 đến 0,94) hay hoàn toàn trên 1 (như 1,10 đến 1,57) thì mối liên hệ có ý nghĩa thống kê (statistically significant); một khoảng tin cậy 95% dao động từ dưới 1 đến cao hơn 1 (như 0,72 đến 1,02) có nghĩa là mối liên hệ không có ý nghĩa thống kê.
      Tuy nhiên, tôi thấy các số liệu ở nam giới có vấn đề, và xu hướng tử vong có thể ngược lại những gì các tác giả này viết trong bài báo. Thật vậy, ở nam giới, những người uống trà xanh có nguy cơ tử vong cao hơn những người không uống trà xanh! Có thể sử dụng các số liệu trong Bảng 2 để làm vài tính toán đơn giản và thấy sự mâu thuẫn của các tác giả bài báo (xem bảng sưới đây). Như có thể thấy, tỉ lệ tử vong trong nhóm không uống trà xanh là 1,40% và trong nhóm uống trà xanh là 1,56%. Như vậy, nguy cơ tử vong trong nhóm uống trà xanh cao hơn 12% so với nhóm không uống trà xanh! Thật ra, có bằng chứng cho thấy nguy cơ tử vong có xu hướng tăng theo tần số uống trà xanh. Chẳng hạn như trong nhóm uống trên 4 tách / ngày, tỉ lệ tử vong cao hơn khoảng 20% so với nhóm không uống trà xanh. Do đó, có thể nói phát biểu của các tác giả về ảnh hưởng của trà xanh ở nhóm nam sai lầm nghiêm trọng. 

Bảng 2a. Tỉ lệ tử vong ở nam giới (phân tích lại)
Tần số uống trà xanh
Số năm-người (Person-years)
Số tử vong
Tỉ số tử vong trên 100 năm-người
Tỉ số nguy cơ
Không uống
53348
747
1,40
1,00
Uống 1-2 tách/ngày
39678
541
1,36
0,97
Uống 3-4 tách/ngày
35984
584
1,62
1,16
Uống trên 4 tách/ngày
47273
796
1,68
1,20
Nhóm uống trà xanh
122936
1921
1,56
1,12

Tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư. Do khó khăn trong việc xác định dữ liệu, các nhà nghiên cứu chỉ có thể phân tích tỉ lệ tử vong theo từng nguyên nhân cho 7 năm (chứ không phải 11 năm như tổng số tử vong). Số liệu về tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư được tóm lược trong Bảng 3 dưới đây.
Các số liệu này cho thấy có một xu hướng rõ rệt: uống trà xanh chỉ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe (hiểu theo nghĩa giảm tỉ lệ tử vong) ở nữ giới, và ngay cả ở nhóm nữ, ảnh hưởng đó chỉ được ghi nhận đối với nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch.


Bảng 3Tỉ lệ tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư, và tỉ số nguy cơ tương đối theo tần số uống trà xanh (số liệu theo dõi 7 năm)
Chỉ số thống kê
Tần số uống trà xanh mỗi ngày
Không uống
1-2 tách
3-4 tách
>4 tách
Nam
Số năm-người
36003
26885
24250
31718
Bệnh tim mạch
149
103
98
131
Bệnh ung thư
179
142
175
243
Tỉ số nguy cơ tương đối – tim mạch
1.00
0.88
(0.68 – 1.14)
0.84
(0.64 – 1.09)
0.78
(0.61 – 1.00)
Tỉ số nguy cơ tương đối – ung thư
1.00
1.02
(0.77 – 1.35)
1.13
(0.86 – 1.48)
1.04
(0.80 – 1.35)
Nữ
Số năm-người
29653
27558
31040
44995
Bệnh tim mạch
112
83
84
132
Bệnh ung thư
77
87
90
141
Tỉ số nguy cơ tương đối – tim mạch
1.00
0.84
(0.63 – 1.12)
0.69
(0.52 – 0.93)
0.69
(0.53 – 0.90)
Tỉ số nguy cơ tương đối – ung thư
1.00
1.27
(0.98 – 1.74)
1.09
(0.79 – 1.49)
1.07
(0.80 – 1.44)

Chú thích: Xem chú thích Bảng 2.
Tuy nhiên, khi phân tích lại các số liệu trên, tôi thấy một lần nữa, các tác giả này đã phát biểu sai. Trong thực tế, các số liệu trên cho thấy vài xu hướng như sau:
Đối với nhóm nam, không có sự khác biệt đáng kể nào về tỉ lệ tử vong vì bệnh tim mạch giữa nhóm uống trà xanh và không uống trà xanh. Nhưng tỉ lệ tử vong vì bệnh ung thư trong nhóm uống trà xanh, tính trung bình, cao hơn khoảng 36% so với nhóm không uống trà xanh! (Xem Bảng 3a).

Bảng 3a. Tỉ lệ tử vong ở nam giới (phân tích lại)
Tần số uống trà xanh
Số năm-người (Person-years)
Tỉ số tử vong trên 100 năm-người
Tỉ số nguy cơ (relative risk)
Tim mạch
Ung thư
Tim mạch
Ung thư
Nam
Không uống
36003
0,41
0,71
1,00
1,00
Uống 1-2 tách/ngày
26885
0,38
0,85
0,93
1,06
Uống 3-4 tách/ngày
24250
0,40
1,09
0,98
1,45
>4 tách/ngày
31718
0,41
1,21
1,00
1,54
Nhóm uống trà xanh
82853
0,40
1,06
0,97
1,36
Nữ
Không uống
29653
0,38
0,26
1,00
1,00
Uống 1-2 tách/ngày
27558
0,30
0,32
0,80
1,22
Uống 3-4 tách/ngày
31040
0,27
0,29
0,72
1,12
>4 tách/ngày
44995
0,29
0,31
0,78
1,21
Nhóm uống trà xanh
103593
0,29
0,31
0,76
1,18

Vài nhận xét
Đây là một nghiên cứu thú vị về tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe trong một cộng đồng tương đối lớn và được theo dõi khá lâu để có thể thu thập đủ số liệu cho phân tích. Thế mạnh của nghiên cứu này là một quần thể lớn, tỉ lệ người uống trà xanh khá cao, cho phép các nhà nghiên cứu có thể phân tích theo từng nhóm nhỏ.
Tuy nhiên, nghiên cứu này có quá nhiều khiếm khuyết và sai sót (dù được công bố trên một tập san y học hàng đầu trên thế giới, tức tập san JAMA). Những yếu điểm của nghiên cứu này có thể tóm lược qua vài điểm chính như sau:
  • Lượng trà xanh và thói quen uống trà mà các tác giả phân tích dựa vào sự cung cấp của các đối tượng, mà các nhà nghiên cứu không có cách nào để kiểm tra xem những thông tin đó chính xác cỡ nào. Thông thường các thông tin về lượng uống trà xanh không có độ chính xác cao, nhất là ở các đối tượng cao tuổi. Vì thế, các kết quả của nghiên cứu có thể thiếu tính khách quan.
  • Khoảng 10% đến 14% đối tượng mất liên lạc, cho nên các nhà nghiên cứu không thể phân tích toàn bộ quần thể mà phải dựa vào con số còn liên lạc được. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, bởi vì những người mất liên lạc có thể là những người mà sức khỏe không mấy tốt và kết quả phân tích có thể nghiêng về nhóm lành mạnh!
  • Các nhà nghiên cứu tỏ ra mâu thuẫn, thậm chí sai lầm, trong các phát biểu về ảnh hưởng của trà xanh như tôi đã chỉ ra trong phần trên.
Nói tóm lại, nghiên cứu này tuy qui mô nhưng có quá nhiều sai sót, cho nên mối liên hệ giữa trà xanh và sức khỏe vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

[Trà Thái Nguyên] - Văn hóa thưởng thức trà

Sứ Trà Thái Nguyên
        Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, Trà Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Và khi du khách đến thăm đất chè Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến sứ Trà Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì. Có thể nói rằng văn hóa uống trà ở mỗi nơi là mỗi khác, mỗi vùng miền lại có những văn hóa thưởng trà rất riêng, nhưng chúng ta không thể quên đi, bỏ qua văn hóa thưởng trà của người Thái Nguyên, bởi đây là cái nôi đã hình thành nên lịch sử của những cây chè, khi du nhập từ nước ngoài về, cũng từ đó văn hóa uống trà của người sứ trà Thái Nguyên hình thành và tạo nên một nét văn hóa mới trong nghệ thuật uống của người Việt nói chung. Với người Thái nguyên uống là một nghệ thuật và là một nét văn hóa cần phải được quan tâm, họ ý tứ trong từng cử chỉ và dáng điệu, từ cách tráng ấm, cho trà vào ấm, rót trà mời khách, rồi đến cách cầm chén trà, cách uống trà, điệu bộ khi uống cũng phải tươi tắn, thoái mái để có thể cảm nhận được hết cái hương vị ngọt ngào của chén trà. Tất cả những cái đó đã tạo nên một nét văn hóa đặc trưng riêng và làm nên bản sắc văn hóa Trà Thái nói riêng và văn hóa Trà Việt nói chung.
Nét văn hóa đặc trưng trong cách thưởng thức Trà của người sứ Trà Thái Nguyên
    Uống trà là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng đều biết được nghệ thuật uống trà này. Các chân trà nhân Thái Nguyên ngàn xưa và ngày nay vẫn rất chú ý đến nghệ thuật thưởng thức trà với nhiều loại trà cụ cần thiết, để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm về trà giống như các thiền sư, đây cũng là một nét văn hóa rất riêng trong cách thưởng thức trà của người Thái Nguyên. Dùng thìa gỗ hoặc tre múc trà cho vào ấm được gọi là Ngọc diệp hồi cung. Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước sôi. Ðiều này có dụng ý là giữ cho nước trong bình pha luôn luôn có độ nóng cao nhất. Trà khô bỏ vào bình loại đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là Cao sơn trường thuỷ, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa. Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm hạ sơn nhập thuỷ, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà. Khi dùng trà, phải rót sao cho các chén trà đều có nồng độ như nhau bằng cách kê khít các miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng đều các chén. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén Tướng (chén tống) rồi chia đều ra các chén quân. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hơi mất thời gian. Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là Tam long giá ngọc, người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống đưa chén sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng hớp một hớp nhỏ – Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy – Che miệng khi ăn, uống, cười, nói trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Đó là những nét độc đáo trong nghệ thuật uống Trà của người Thái Nguyên, nét văn hóa đặc trưng ấy đã làm nên một bản sắc bản sắc văn hóa rất riêng và khác biệt cho những con người nơi đây. Đồng thời nó cũng là thước đo cho sự phát triển của một nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia hay một khu vực.

Người và Trà Thái Nguyên

Từ cả trăm năm nay, giữa mưa, nắng và bao những dời đổi của xã hội, cây chè vẫn trẻ trung, chắt gạn từ lòng đất vị tinh tuý chát như nước mắt và ngọt như lời của tình yêu đôi lứa để hiến dâng cho con người.


Ví như khúc tâm giao cuộc đời, ở bất cứ nơi nào khi ai đó nói đến Thái Nguyên, bao giờ cũng nhắc kèm đến chè. Người Việt Nam khi đi lễ chùa, khởi tâm sắm lễ thường không quên có ấm chè, với tâm niệm dâng kính chư Phật những gì lòng mình quý trọng. Ấm chè được chọn mua là chè móc câu của vùng đất Thái Nguyên, dậy mùi hương nồng nàn. Loại chè khi mới pha, mở nắp ấm thì kẻ sĩ dùng dằng chẳng muốn bước.
 

Nếu người Trung Hoa tự hào có các vùng chè nổi tiếng ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang... thì người Việt Nam tự hào có vùng chè Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ... Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là chè Thái Nguyên. Hiện, toàn tỉnh có hơn 17.660ha chè, trong đó có hơn 16.300ha cho thu hoạch, với năng suất ổn định 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 174.772 tấn/năm, tương đương gần 35.000 tấn chè búp khô. Chè Thái Nguyên hiện có 3 hình thức sản xuất là chế biến chè xanh thủ công, chế biến công nghiệp và chế biến công nghệ cao. Hiện, chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước, nên số lượng chè được xuất bán ra nước ngoài chưa đáng kể, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 6.600 tấn chè búp khô xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ là Pa-ki-xtan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Người Việt Nam, thú uống trà ngấm vào máu thịt, nên dù ở chân trời, góc bể nào, hễ bạn bè gặp nhau là có ấm trà để khơi nguồn câu chuyện. Mà được thứ trà xanh Thái Nguyên mới được coi là thượng hạng. Dù là chè ở vùng Minh Lập (Đồng Hỷ), Phúc Thuận (Phổ Yên), La Bằng (Đại Từ) hay chè được sao suốt ở các xã vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên), đều được gọi chung bằng hai từ: “chè Thái”.

Nhờ hợp thổ nhưỡng, lại có nước tưới từ các dòng sông Cầu, sông Công và dải núi Thằn Lằn (Tam Đảo) chắn ánh xế ban chiều, nên cây chè ở Thái Nguyên sinh trưởng tốt, cho hàm lượng ta lanh cao, đặc biệt là vị ngọt hậu thoảng vị cốm thơm lan toả, quyến rũ. Vì thế chè Thái Nguyên được mọi người trên khắp dặm dài đất nước ví cùng những gì đẹp nhất. Truyền tụng rồi thành câu cửa miệng có vần điệu: “Chè Thái, gái Tuyên”. Sơn nữ miền gái đẹp Tuyên Quang mảnh mai, yểu điệu thục nữ với tà áo dài bay lướt giữa cuộc đời trần tục. Chè Thái Nguyên lại đậm đà hương vị của rừng núi, có vị chát của nắng và vị ngọt hậu của tình nghĩa con người, nên những ai sành ẩm đều có cảm mến với hương chè Thái Nguyên. Là người Việt Nam, công việc quanh năm bộn bề, nhưng bận đến đâu chăng nữa thì khi Xuân về, Tết đến nhà ai chẳng có ấm chè dâng cúng tổ tiên. Rồi mừng tuổi cha mẹ, dạm hỏi, cưới gả hoặc như đến nhà ân nhân thăm nom, ấm trà Thái Nguyên làm tăng thêm lịch lãm cho người biếu tặng.

Trà Thái Nguyên lặng lẽ đi vào tâm tưởng mỗi người dân đất Việt. Và theo bánh con tàu quay, chè Thái Nguyên đến với người tiêu dùng miền Nam, lên vùng Tây Nguyên đất đỏ, về các miền biển theo từng đoàn tàu ra khơi đánh cá. Ấm trà Thái có trong câu chuyện giữa những người lính canh giữ chốt biên cương. Ngoài hải đảo bốn bề biển bạc, ấm trà Thái Nguyên làm ấm lòng người chiến sĩ canh giữ biển trời. Để thoả lòng nhớ về nơi chôn rau cắt rốn, chè Thái Nguyên vượt qua trùng trùng hải lý đến với những người con xa Tổ quốc. Ở nơi xứ tuyết trời Âu, chén trà nóng làm đằm lại nỗi lòng khắc khoải trong mỗi trái tim biết yêu thương. Biết rằng, không chỉ Thái Nguyên mới có chè, mà ở nhiều vùng quê, nhiều mảnh đất trên địa cầu con người sinh sống nhờ cây chè. Khoảng 40 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có chè xuất khẩu, chủ yếu là các sản phẩm chè xanh, chè đen và mẫu mã chắc chắn phải có tới vài trăm loại. Mỗi loại chè lại có hương vị riêng, song mỗi dân tộc trên thế giới, cách uống trà cũng do nền tảng văn hoá của mỗi tộc người, mỗi quốc gia chi phối. Ví như Người Nhật Bản có Trà đạo. Người Trung Quốc có Trà Kinh. Người Nga giản đơn hơn, uống trà cốt giữ ấm cơ thể. Người Morocco (châu Phi) uống trà để cầm chân khách. Người Mỹ uống trà ướp thêm các loại hoa... Còn người Việt Nam, trà như người bạn tri âm, tri kỷ. Trà dùng trong đại tiệc liên quan đến đại sự quốc gia, cho người độc ẩm mưu lược chuyện đời, cho kẻ nhàn tản với cốc trà đá bên lề phố...

Nhẩn nha thưởng trà, xuýt xoa, lòng cao hứng nghĩ xưa các cụ ẩm trà, nẩy Kiều, tự bảo: Đất nước mình sông dài, biển rộng, nhiều nơi có cây chè nuôi sống con người, nhưng “Trăm năm trong cõi người ta”, không ít người Việt thường muốn bầu bạn với ấm trà Thái Nguyên chính hiệu.

Không gian Văn hóa chè Thái Nguyên

Toàn cảnh Khu nhà trưng bày - Không gian văn hóa chè.
Trên diện tích gần 27.000 m2 của vùng đất chè nổi tiếng Tân Cương, công trình Không gian văn hóa chè đã được Thái Nguyên lựa chọn đầu tư xây dựng nhằm phục vụ Liên hoàn Trà quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên năm 2011. Dư vị ngọt ngào của Liên hoan trà, sản phẩm trà, văn hóa trà Thái Nguyên dường như ngày càng được hội tụ ở nơi đây.
Trên lộ trình từ thành phố Thái Nguyên đi thăm quan Khu du lịch Hồ Núi Cốc, du khách sẽ đi qua một vùng chè nổi tiếng Tân Cương. Đây là một vùng đất nửa đồng, nửa núi, khí hậu mát mẻ, trong lành, thổ nhưỡng phù hợp, là những điều kiện thiên thời cho cây chè phát triển. Tại km10 của lộ trình đi, trong một không gian xanh ngút ngàn của những đồi chè xanh mơn mởn, Không gian văn hóa chè hiện lên như một nét chấm phá tinh tế, giàu giá trị nghệ thuật của bức tranh làng quê thanh bình và trù phú. Công trình Không gian văn hóa chè đã được Thái Nguyên lựa chọn và quyết định đầu tư xây dựng  nhằm phục vụ Liên hoàn trà quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên năm 2011. Đứng từ xa nhìn vào, du khách sẽ cảm nhận thấy Không gian văn hóa chè là công trình văn hóa, có kiến trúc độc đáo với một không gian mở. Mỗi hạng mục của công trình đều mang dấu ấn thời gian và nghệ thuật. Phía trước công trình là một không gian thoáng đãng để từ đó các hoạt động lễ hội, đón tiếp, quảng bá du lịch được diễn ra nhằm thu hút các đoàn du khách đến thăm quan, nghiên cứu và thưởng thức nét văn hóa và đặc sản chè Tân Cương.


Chè Tân Cương đang vụ thu hoạch.
Nhà trưng bày là hạng mục chính của Không gian văn hóa chè. Công trình được thiết kế với công năng hội tụ ba không gian kiến trúc chính: Không gian đón tiếp; Không gian trưng bày hiện vật và không gian giới thiệu văn hóa chè và sản phẩm trà.  Nhà trưng bày  đóng vai trò như một bảo tàng quy mô nhỏ mà ở đó Bảo tàng Thái Nguyên đơn vị được giao quản lý và khai thác giá trị công trình đã khắc hoạ một câu chuyện trọn ven về dòng đời của chè tại Thái Nguyên. Cây chè là nhân vật chính, như một nhân chứng về lịch sử, nét văn hoá mang đậm yếu tố truyền thống của của người dân vùng chè từ khâu nuôi trồng, chăm sóc, thu lượm và chế biến chè.
 Anh Bùi Huy Toàn, Giám đốc Bảo tàng Thái Nguyên trao đổi với phóng viên.


Trao đổi với anh Bùi Huy Toàn, Giám đốc Bảo tàng Thái Nguyên được biết: Sau khi công trình không gian văn hóa chè hoàn thành, đơn vị đã được UBND tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ bảo quản và khai thác hiệu quả công trình. Đơn vị sắp xếp, bố trí nhân sự làm việc 3 ca liên tục tại Không gian văn hóa chè. Đơn vị đã tổ chức sưu tầm, trưng bày trên 500 các tài tiệu hiện vật về chè, nét văn hóa trà; tổ chức đón tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và tìm hiểu. Hiện nay tại đây đang lưu giữ và trưng bày nhiều nhóm các tài liệu và hiện vật nhằm giới thiệu lịch sử và sự phát triển của chè, nét văn hóa chè độc đáo. Trong số đó có nhiều nhóm tài liệu, hiện vật quý như: Nhóm tài liệu và hiện vật về trồng, chăm sóc, chế biến chè; nhóm hiện vật ấm trà cổ...         

Thông qua những tài liệu, hiện vật và nội dung trưng bày, du khách sẽ cảm nhận được sự độc đáo của điều kiện tự nhiên cho cây chè phát triển, thấy được những giá trị lịch sử, văn hóa của chè và đồng thời cũng cảm nhận được sự vất vả một nắng hai sương của người dân vùng chè. Mỗi chúng ta khi nâng chén chè thơm nồng và đậm đà lên môi cũng từ đó mới thấy được những giá trị của cuộc sống và nét tinh tế của người dân vùng chè. Điều đó có nghĩa thương hiệu chè Thái Nguyên nói chung và thương hiệu chè Tân Cương nói riêng không phải tự nhiên hay vô tình có được, mà trên thực tế do sự bồi tụ và lắng đọng của thời gian theo dòng chảy lịch sử mà ở đó đất chè đã chắt chiu cho sự sống, phát triển của chè và người trồng chè, người thưởng trà đã gây dựng lên nét văn hóa trà độc đáo.

Bộ sưu tập ấm trà Việt được trưng bày tại Không gian văn hóa chè.

Đến nay sau 1 năm chính thức đi vào hoạt động, tại Không gian văn hóa chè Bảo tàng Thái Nguyên đã tiếp đón  hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan. Một trong số các đoàn khách đó phải kể đến đó là: Đoàn khách Ấn Độ; Pakistan; Trung Quốc; Nhật Bản; Đoàn Chính phủ Lào... Sau một chu trình đi thăm quan, được nghe, được cảm nhận, các đoàn khách sẽ được biết thêm những điều chưa biết về chè, được hiểu sâu sắc hơn những điều đã biết về đất chè, cây chè, sản phẩm trà và nét văn hóa trà độc đáo đang lưu giữ tại nơi  đây. Không gian văn hóa chè cũng đã lưu lại những dòng lưu bút đầy cảm súc của các đoàn khách trong nước và quốc tế. Đoàn du khách Trường Đại học khoa học và nhân văn đã ghi lại: “Đặt chân đến vùng chè Tân Cương chúng tôi có cảm nhận nơi đây có một không gian sống yên bình, tự nhiên, thoáng đãng và giàu tiềm năng. Điểm nhấn của vùng chè chính là Không gian văn hóa chè Tân Cương. Đến đây chúng tôi cảm thấy thật thú vị vì được hiểu thêm về nét văn hóa chè độc đáo của Thái Nguyên nói riêng và của các vùng chè trong nước và quốc tế nói chung.”
Chị Lương Thị Duyên, Trưởng phòng Sưu tầm Trưng bày Tuyên truyền Bảo tàng Thái Nguyên cho rằng công trình Không gian văn hóa chè đã thực sự phát huy hiệu quả. Tuy nhiên để bảo vệ và khai thác hiệu quả hơn nữa những giá trị của công trình thì tỉnh cũng cần quan tâm đầu tư thêm một số hạng mục, thường xuyên tổ chức các sự kiện tại đây. Đặc biệt theo lộ trình tỉnh cũng nên đề nghị Chính phủ cho phép Thái Nguyên định kỳ tổ chức Liên hoan trà quốc tế.