Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Đồi chè vùng Tân Cương Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thái nguyên - Đệ nhất Danh Trà

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Trà Thái Nguyên - Thơm,Ngon, Đậm đà hương vị việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chè Búp - Đặc sản vùng đất Tân Cương-Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Văn hóa thi Cây Chè Đẹp tại Sứ Trà Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Cơm Trà Xanh "Ochazuke"-Văn hóa Nhật Bản


     Món cơm trà xanh này được gọi là Ochazuke (hoặc chazuke). “ocha” là món nước trà mà chúng ta hay uống. Xem phim Nhật – Hàn nhiều, các bạn hẳn nhận ra rằng người Nhật Bản cũng như người Hàn Quốc rất yêu thích các món cơm trộn đúng không nào? Tại Nhật Bản, Ochazuke được xem là món cơm trộn chế biến nhất và vô cùng được yêu thích. Ochazuke được dùng chế biến trong các bữa trưa hay khi người ta có ít thời gian để chuẩn bị. Và ngoài ra thì tại Hàn Quốc, Trung Quốc…một số vùng cũng có thói quen ăn cơm chan với nước trà nhưng thành phần cơm trộn của họ cũng khác với người Nhật Bản.

     Thường được ăn vào mùa lạnh, trà nóng quyện với các thành phần không thềEthiếu sau của Ochazuke khiến món ăn được yêu thích trên khắp các vùng của nước Nhật. Một bát cơm Ochazuke được tạo nên bởi các thành phần cơ bản sau: cơm nóng – rong biển – lát cá hồi – thịt lợn – mơ muối – một số hải sản sống (mực, trứng cá…)…và đương nhiên không thể vắng mặt thành phần nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh thôi nhé. Như vậy mới không làm mất đi vị của các thành phần trong món cơm trộn đặc trưng này.

     Ngoài ra người ta có thể dùng thêm, chế biến thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng. Wasabi cũng có thể được trộn thêm trong món cơm này nếu có các hải sản sống, hải sản nướng…trong món ăn.

      Có một bộ phim Nhật được làm từ những năm 50 khá nổi tiếng. Phim kề về sự rạn nứt của một cặp vợ chồng khi người vợ cảm thấy buồn tẻ với cuộc sống bên cạnh người chồng hiền lành của mình. Nhưng rồi trải qua rất nhiều sự việc, cô ấy mới dần nhận ra phẩm chất tốt đẹp của chồng mình. Cái vẻ ngoài nhàm chán, tường chừng là “nhạt nhẽo như món cơm Ochazuke” vẫn có những điều khiến cho người ta phải yêu thích và say mê, như những gia vị nêm nếm cay nồng của aji (ớt), umeboshi (mơ muối), wasabi (mù tạt)…vậy.

       Món cơm này phổ biến từ thời kỳ Heian nhưng phải tới thế kỷ 17, thuộc thời kỳ Edo, nước trà mới chính thức trỏ thành nguyên liệu chính tạo nên sự độc đáo của món ăn. Từ những năm 70, tại Nhật Bản, những gói gia vị ăn liền chứa sẵn các thành phần của Ochazuke xuất hiện, giúp món cơm “dề làm – dề ăn” này ngày một trở nên phổ biến trong đời sống ẩm thực Nhật Bản, vốn luôn chú trọng sự cầu kỳ và tinh tế.
Một ngày cuối tuần trời nổi gió mùa, cảm giác lười nấu những món có cách làm phức tạp, cầu kỳ, mà lại ngán những món bún, mỳ ăn rất mau …Bạn có thể tự làm cho mình một bát cơm trộn chan nước trà xanh Ochazuke đề thưởng thức mà không mất quá nhiều công sức chuẩn bị.
Sưu tầm: loctancuong.blogpost.com

Bột chiên giòn từ trà xanh


Công ty CP Bột thực phẩm Tài Ký vừa mắt sản phẩm bột chiên giòn vị trà xanh, mang đến cảm giác thư thái nhẹ nhàng và tăng giá trị dinh dưỡng cho các món ăn Việt Nam.
Từ lâu, trà xanh đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là chất chống oxy hóa làm giảm quá trình lão hóa, ngừa ung thư, tim mạch và loại bỏ độc tố. Hàm lượng Tanin trong trà xanh cao, đem lại cảm giác khoan khoái, thư giãn cho mỗi người.

                                    
Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, trà xanh luôn được xem là một loại thức uống phổ biến và được dùng để chế biến các món ăn ngon, có phong vị đặc trưng, mang đến cảm giác thư thái nhẹ nhàng khi thưởng thức. Đặc biệt, với những món mang tính nóng, trà xanh sẽ phát huy tác dụng vốn có. Chẳng hạn, món mực ống chiên giòn rụm tan ngay trong miệng, hòa cùng hương vị trà xanh thơm mát… sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thú vị hơn.

Bột chiên giòn vị trà xanh chính là một phong cách ẩm thực mới, là sự kết hợp hài hòa giữa sự giòn tan của món chiên và hương vị thanh mát của trà xanh. Sản phẩm mang đến cảm giác ngon miệng khó quên, góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực Việt Nam.

Sản phẩm được thiết kế tiện dụng dạng gói, định lượng và hướng dẫn sử dụng rõ ràng trên bao bì, giúp khách hàng chế biến món ăn thuận lợi hơn, ngay cả khi bận rộn nhất. Tuy thời gian vào bếp ngắn, nhưng bạn vẫn có thể mang đến bữa ngon đúng chuẩn cho gia đình. Ngoài ra, sản phẩm này sẽ giúp bạn sáng tạo ra nhiều sự kết hợp, mang những hương sắc khác nhau như gà, hải sản hay các loại rau củ…
Với uy tín của một thương hiệu lâu năm trên thị trường, Tài Ký không ngừng tìm tòi và phát triển để mang đến những sản phẩm ngày càng độc đáo và mới lạ, đáp ứng được khẩu vị khắt khe của những thực khách khó tính. Trong những gói bột chiên giòn truyền thống có trên thị trường, Tài Ký đã thêm vị trà xanh, giúp tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn Việt Nam và vì sức khỏe cộng đồng.

Từ tháng 11 năm nay, các sản phẩm bột chiên giòn hương vị trà xanh đã xuất hiện tại các chợ trên toàn quốc, có mặt trong các bếp ăn của các nhà hàng khắp cả nước. Đây cũng là điểm bắt đầu cho chuỗi những sản phẩm bột thực phẩm dinh dưỡng, thơm ngon của Tài Ký.
Sưu tầm: Loctancuong.blogpost.com

Cách sử dụng trà với các món ăn

     Trà vẫn là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Ngoài ra, trà còn được sử dụng như một thành phần trong những món ăn mặn và ngọt. Bạn có thể dùng trà cho nhiều món ngon.
Trà không chỉ mang đến cho món ăn một hương vị mới lạ mà còn được đánh giá là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một vài gợi ý về việc sử dụng trà trong ẩm thực.

1. Nước trà
 Nước trà thường được dùng trong các món mặn ở cuối bữa. Cách làm khá đơn giản: bạn chỉ cần pha loại trà mà mình yêu thích và dùng chúng để chế biến nước sốt cho món ăn. Ví dụ: thịt gà và cá hồi sẽ thơm ngon hơn nếu được ướp trong nước sốt làm từ trà. Thức uống này rất thích hợp với các loại thịt, mang lại cho thịt mùi vị thơm ngon, lạ miệng đồng thời còn giúp thịt có độ ẩm và nhiều nước hơn.
 Nước trà còn có thể dùng để nấu cơm hoặc luộc nui (chỉ cần thay thế lượng nước bình thường bằng nước trà là bạn đã có ngay món cơm hoặc nui khác lạ).
Có thể sử dụng bất kỳ loại trà nào bạn thích để pha chế. Tuy nhiên, trà xanh và trà đen thông thường chính là những lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp bạn muốn dùng nước trà cho việc nấu nướng, chế biến món ăn. Ngoài ra, cần tránh những loại trà đã được ướp hương như trà lài hoặc trà vani vì chúng sẽ tác động hương vị của chất protein trong món ăn. Trà chanh hay một số loại trà trái cây cũng có ảnh hưởng tương tự.


2. Lá trà khô
    Trà cũng có thể được dùng như một loại gia vị để tẩm ướp cho thức ăn. Ví dụ, bạn có thể kết hợp loại trà khô yêu thích cùng với muối hoặc ớt bột hay bất kỳ loại gia vị nào mà bạn thích. Sau khi đã trộn lẫn các gia vị với nhau, hãy dùng chúng để ướp các loại thịt heo hoặc bò.
Hãy dùng chày và cối để giã nát các loại trà lá đã được phơi khô mà bạn cần dùng. Máy xay cà phê hoặc xay tiêu cũng có thể giúp xay nát loại trà khô vốn khá giòn và mềm này. Bạn có thể nghiền trà khô riêng hoặc trộn chung với những gia vị khác như tiêu, ớt hoặc những loại thảo mộc hoặc gia vị như húng quế... Sau khi xay nát, cần cho chúng vào lọ kín để bảo quản và dùng dần. Những hỗn hợp gia vị này thường được dùng để tẩm ướp cho các món thịt nướng.


3. Sử dụng trà trong các món ngọt
Khi sử dụng trà trong các món ngọt như bánh ngọt hoặc các loại bánh nướng nhỏ, bạn có thể trộn trà khô với các nguyên liệu khác của món ăn hoặc tự làm loại bơ hay đường được pha chế từ trà rồi mới cho chúng vào trong quá trình nấu nướng.
Trà pha đường cũng được nhiều người ưa thích. Trước tiên, dùng một lượng đường và nước tương đương nhau, cho vào nồi và đun lửa nhỏ cho đến khi đường tan hoàn toàn. Tiếp tục cho thêm lá trà khô và để cho trà ngấm vào nước đường trong vòng vài phút. Lọc lại phần nước trà đường đã đun để gạn lấy nước và cho vào vật đựng, để ở nhiệt độ bình thường cho đến khi nước trà đường nguội hẳn thì dùng chúng để thay thế lượng đường theo yêu cầu của công thức món ăn mà bạn cần chế biến.
Sưu tầm: loctancuong.blogpost.com

Trà làm tăng có hội sống của người bị bệnh tim


      Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim
     Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.

      Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong vòng 3-4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dõi trong vòng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Không uống trà.

- Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong vòng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).

- Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).

     Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, còn những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đã chết (chủ yếu là vì bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà thì nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.

     Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đã làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.

     Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...
Sưu tầm: lotancuong.blogpost.com

Chữa trúng độc và các tổn thương da bằng trà



Trà đặc có tác dụng giải độc.
     Khi bị trúng độc hơi than, bệnh nhân cần uống ngay 3 cốc trà đặc để giải độc trước khi được đưa đến bệnh viện. Những người da bị nứt nẻ, rướm máu do trời hanh, có thể dùng ít búp chè tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ tổn thương và băng lại. Như vậy, vết nứt sẽ nhanh chóng liền miệng.

     Trong y học cổ truyền, trà đặc được dùng làm thuốc giải độc trong các trường hợp uống nhầm phải kim loại, các thực vật hoặc chất kiềm độc hại. Chất axit tanic trong trà có thể làm lắng đọng và thải trừ kim loại, trì hoãn sự hấp thu chất độc của cơ thể.

     Sau đây là một số ứng dụng cụ thể của trà:

- Chữa trúng độc thủy ngân: Trà 30 g, hãm lấy nước đặc uống, sau đó uống ngay 500 ml sữa bò rồi đưa đến bệnh viện.

- Giải độc rượu: Uống liền mấy cốc trà đặc. Chất thein trong trà có thể hòa tan và làm loãng chất cồn, đồng thời không làm tổn hại đến tỳ vị.

- Chống ngứa, chữa các vết thương lở loét ở trẻ em: Lấy búp chè tươi nấu lấy nước đặc, rửa vết thương khi nước còn ấm. Cũng có thể dùng búp chè tươi rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ tổn thương.

- Chữa sưng đau do chấn thương: Dùng búp chè tươi nhai nhỏ, đắp vào chỗ bị sưng đau (hoặc trộn với giấm để đắp), ngày 3 lần, mỗi lần 15 phút. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, làm hết đau.

- Chữa ngứa da đầu: Dùng chè xanh nấu lấy nước đặc để gội đầu, sẽ hết ngứa.

TS Nguyễn Ninh Hải, Sức Khỏe & Đời Sống

Sưu tầm: loctancuong.blogpost.com

Uống trà xanh giúp làm giảm cholesterol


     Nếu bạn uống thật nhiều trà đen và trà xanh trong 3 tháng, kèm theo một chế độ ăn uống hợp lý, thì ngoài tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư và chống lão hoá, trà còn làm giảm 16% lượng cholesterol có hại trong máu bạn.

      Đây là kết quả một nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ David Maron (Đại học Vanderbilt). Ông đã thử nghiệm loại thuốc viên chứa 375 milligram chiết xuất giầu theaflavin (chất chống ôxy hoá) từ trà xanh và trà đen trên 240 người cả nam giới và phụ nữ. Tất cả những người này đều đang thực hiện chế độ ăn kiêng ít chất béo. Họ được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm 1 sử dụng loại thuốc nói trên, với tổng cộng lượng chiết xuất mỗi người sử dụng trong đợt thử nghiệm tương đương với 7 chén trà đen và 35 chén trà xanh.

- Nhóm 2 sử dụng giả dược.

Sau 12 tuần, những người nhóm 1 có mức giảm cholesterol đến 16% so với những người thuộc nhóm 2.

     Theo tiến sĩ Maron, mặc dù mức giảm này không cao bằng tác động của những loại thuốc làm giảm cholesterol, nhưng đây lại là một kết quả đáng kinh ngạc khi so sánh với các phương pháp làm giảm cholesterol không sử dụng hoá dược. Tuy nhiên, do sử dụng một viên thuốc chứa một hỗn hợp các chất chống ôxy hoá, nên nghiên cứu này không nhận biết được chất hay nhóm chất nào có khả năng làm giảm cholesterol.

      Trà là loại đồ uống chứa nhiều chất chống ôxy hoá nhất. Các nghiên cứu trước đây cho biết, trong trà xanh và trà đen có chứa các chất sát khuẩn, chống ung thư và chống lão hoá. Với kết quả nghiên cứu này, chúng ta biết thêm tác dụng làm giảm cholesterol. Tuy nhiên, chỉ uống trà không thôi thì không đủ để có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, nếu các thói quen ăn uống khác lại có tác dụng ngược lại. Điều này có thể giải thích tại sao những người hay uống trà như người Anh lại vẫn có lượng cholesterol trong máu cao.

      Mặc dù rất hài lòng với kết quả này, Maron vẫn cho rằng cần phải tiến hành các thử nghiệm sâu hơn để xác định xem về lâu dài nhóm chất này có gây hại cho cơ thể hay không và chúng tương tác với các dược phẩm làm giảm cholesterol khác như thế nào.

Nghiên cứu của Maron được tài trợ bởi một công ty sản xuất các chiết xuất từ trà.
Sưu tầm: loctancuong.blogpost.com